|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Đầu tư thương mại công bằng (Fair Trade Investing) là gì?

14:18 | 19/05/2020
Chia sẻ
Đầu tư thương mại công bằng (tiếng Anh: Fair Trade Investing) là hành động đầu tư vào các công ty hoặc dự án thúc đẩy thương mại công bằng cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển.
Đầu tư thương mại công bằng (Fair Trade Investing) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: fairtsa)

Đầu tư thương mại công bằng

Khái niệm

Đầu tư thương mại công bằng trong tiếng Anh là Fair Trade Investing.

Đầu tư thương mại công bằng là hành động đầu tư vào các công ty hoặc dự án thúc đẩy thương mại công bằng cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, đi kèm các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Các triết lí thương mại công bằng cơ bản kêu gọi một mức lương sinh hoạt tối thiểu cho các nhà cung cấp hàng hóa và nguyên liệu thô, cũng như tôn trọng các hoạt động môi trường và tập trung vào các mối quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nước đang phát triển. 

Đầu tư thương mại công bằng chủ yếu liên quan đến buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, như cà phê, đường và dệt may. Nhiều nông dân trồng những sản phẩm này là những người lao động có thu nhập thấp, thường bị thiệt thòi trong các thỏa thuận thương mại và nhận được một mức trợ cấp rất nhỏ từ chính phủ nước họ. 

Thực tiễn thương mại công bằng nhằm mục đích giúp những người lao động này có được mức sống cao hơn và độc lập tài chính, trong khi các công ty tích cực để thương mại công bằng có thể thể hiện sự minh bạch trong giao dịch kinh doanh của họ và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp với những cổ đông của họ.

Các nguyên tắc của thương mại công bằng

Theo Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới, các nguyên tắc cơ bản của thương mại công bằng bao gồm: 

- Tạo cơ hội cho nhà sản xuất có hoàn cảnh khó khăn;

 - Thúc đẩy tính minh bạch và trách nghiệm giải trình ở tất cả các cấp độ của chuỗi cung ứng;

- Sử dụng các hoạt động giao dịch công bằng bằng việc không tối đa hóa lợi nhuận thông qua chi phí của các nhà sản xuất nhỏ;

- Đảm bảo đơn hàng được thanh toán hoặc thanh toán trước một phần khi nhận được hóa đơn, chứng từ;

- Để người mua tham khảo ý kiến nhà cung cấp trước khi hủy hoặc từ chối đơn đặt hàng;

- Tránh sự cạnh tranh không công bằng;

- Thúc đẩy và bảo vệ bản sắc văn hóa và kĩ thuật truyền thống của các nhà sản xuất nhỏ;

- Chi trả công bằng cho các nhà sản xuất; 

- Đảm bảo không sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức;

- Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, trả thù lao, đào tạo, đề bạt thăng chức, chấm dứt hoặc nghỉ hưu, dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, khuyết tật, giới tính, khuynh hướng tình dục, thành viên công đoàn, liên kết chính trị, tình trạng HIV/AIDS hoặc tuổi tác.  

Ở cấp độ nhà đầu tư

Về mặt chọn các khoản đầu tư để thúc đẩy các nguyên tắc thương mại công bằng, không có câu trả lời sẵn. Một nhà đầu tư phải điều tra từng công ty để tìm hiểu thực tiễn của họ. Các quĩ tương hỗ trách nhiệm xã hội và các khoản đầu tư thì có sẵn. Mỗi người có thể có định nghĩa riêng về thực tiễn thương mại công bằng. 

Các chủ đề phổ biến cho đầu tư có trách nhiệm xã hội gồm việc: tránh đầu tư vào các công ty sản xuất hoặc bán các chất gây nghiện (như rượu, cờ bạc, thuốc lá) và tìm kiếm các công ty tham gia vào công bằng xã hội, có khả năng duy trì bền vững môi trường và các nỗ lực dùng công nghệ sạch/năng lượng thay thế. Đầu tư trách nhiệm xã hội có thể được thực hiện trong các công ty riêng lẻ hoặc thông qua một quĩ tương hỗ hoặc quĩ ETF.

Hãy nhớ rằng có hai mục tiêu vốn có của đầu tư trách nhiệm xã hội: Tác động xã hội và lợi ích tài chính. Hai cái không nhất thiết phải đi đôi với nhau; chỉ bởi một khoản đầu tư tự nhận là nó có có trách nhiệm xã hội, không có nghĩa là nó sẽ mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận khả quan. Một nhà đầ tư vẫn phải đánh giá triển vọng tài chính của khoản đầu tư. 

(Theo Investopedia)

Ích Y