|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Giá thương mại công bằng (Fair Trade Price) là gì? Một số ý kiến phản đối

11:32 | 19/05/2020
Chia sẻ
Giá thương mại công bằng (tiếng Anh: Fair Trade Price) là giá tối thiểu phải trả cho một số nông phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Giá thương mại công bằng (Fair Trade Price) là gì? Một số ý kiến phản đối - Ảnh 1.

(Hình minh họa: InfoHow)

Giá thương mại công bằng

Khái niệm

Giá thương mại công bằng trong tiếng Anh là Fair Trade Price.

Giá thương mại công bằng là giá tối thiểu phải trả cho một số nông phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển. 

Thương mại công bằng là một phong trào cho rằng việc trả tiền cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển là không hợp lí nếu giá đó quá thấp để có thể cung cấp đủ cho chất lượng sống của họ. Thay vào đó, một số nhà nhập khẩu nhất định đã đồng ý trả tiền cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển ít nhất là một mức giá tối thiểu cho hàng hóa của họ. Các nước phát triển sau đó nhập khẩu hàng hóa nơi họ quảng bá nó dưới dạng sản phẩm thương mại công bằng, và thường sẽ bán chúng với giá cao hơn. 

Đối với hàng hóa mang nhãn hiệu Chứng nhận thương mại công bằng (Fair Trade Certified), chúng phải tuân thủ các tiêu chuẩn được nêu ra bởi tổ chức phi chính phủ FLO-CERT (kênh phân phối thương mại công bằng quốc tế) hoặc các nhãn nhiệu thương mại công bằng tại địa phương khác. 

FLO đã chia bộ tiêu chuẩn mà họ đưa ra thành 6 loại: 

- Tiêu chuẩn dành cho các tổ chức sản xuất nhỏ

- Tiêu chuẩn dành cho lao động

- Tiêu chuẩn về các thỏa thuận sản xuất

- Tiêu chuẩn dành cho thương nhân

- Tiêu chuẩn về môi trường

- Tiêu chuẩn dành cho dệt may

Trong mỗi danh mục, có một bộ tiêu chuẩn cụ thể cho sản phẩm.

Ví dụ, trong các tiêu chuẩn cho sản xuất nhỏ, có một bộ tiêu chuẩn khác cho các sản phẩm như ca cao, đường mía, ngũ cốc, cà phê, trái cây tươi, mật ong, các loại hạt, trà,... Các tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể này bao gồm các vấn đề như thành phần sản phẩm, sản xuất, hợp đồng, tài trợ trước và định giá. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này không cố định.

Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế Thương mại Công bằng

Cơ quan chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn này là Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế Thương mại Công bằng, một ủy ban được bổ nhiệm bởi hội đồng quản trị của FLO, liên tục xem xét sự thay đổi của các thị trường quốc tế và nền kinh tế. 

Tuy nhiên, trong khi các chi tiết cụ thể của các tiêu chuẩn này luôn có thể thay đổi, thì những người ủy nhiệm có thể cung cấp thông tin chắc chắn hơn rất nhiều. Nhiệm vụ của FLO-CERT là cung cấp cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển mức lương sinh hoạt tối thiểu cho công việc của họ và để đảm bảo thương mại không công bằng sẽ không khiến vấn đề sinh kế của họ gặp rủi ro. Mặc dù ý định của FLO-CERT là đoan chính, nhưng không phải ai cũng tin rằng hệ thống Thương mại công bằng là hoàn toàn công bằng với các nhà sản xuất. 

Ý kiến phản đối về thương mại công bằng

Những người phản đối hệ thống thương mại công bằng lập luận rằng, việc thiết lập một mức giá thấp nhất sẽ làm lượng cung vượt quá cầu và có thể dẫn đến giá thị trường thấp hơn cho các nhà sản xuất khác khi họ không thể bán hàng cho những người muốn mua sản phẩm thương mại công bằng. 

Ví dụ, nhiều người trong ngành cà phê Bắc Mỹ đã chuyển từ sử dụng hệ thống Thương mại công bằng để mua và cung cấp hạt cà phê sang mô hình Thương mại trực tiếp. Bằng cách hình thành mối quan hệ kinh doanh trực tiếp với nông dân, nhiều nhà rang xay và cung cấp cà phê nhận thấy, họ có thế có được một sản phẩm tốt hơn và đảm bảo trả lương công bằng cho nhà sản xuất. 

(Theo Investopedia)

Ích Y