Du lịch thương mại công bằng (Fair trade tourism) là gì?
Du lịch thương mại công bằng
Khái niệm
Du lịch thương mại công bằng trong tiếng Anh gọi là: Fair trade tourism.
Du lịch thương mại công bằng là một phương pháp tiếp cận du lịch giảm nghèo nhằm đảm bảo rằng người dân có đất đai, tài nguyên, sức lao động, kiến thức và văn hóa sử dụng cho các hoạt động du lịch được hưởng lợi thực sự từ các hoạt động đó.
(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)
Du lịch thương mại công bằng là một khía cạnh quan trọng của du lịch bền vững. Du lịch thương mại công bằng nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích từ du lịch cho các bên liên quan đến điểm đến địa phương thông qua quan hệ đối tác cùng có lợi và công bằng giữa các bên liên quan du lịch quốc gia và quốc tế với điểm đến.
Nó cũng hỗ trợ quyền của các cộng đồng chủ nhà bản địa, dù có tham gia vào du lịch hay không, được tham gia với tư cách là các bên liên quan và là người hưởng lợi như nhau trong quá trình phát triển du lịch.
Đặc điểm
Du lịch thương mại công bằng ưu tiên các nhóm và bộ phận của cộng đồng chủ nhà tại các điểm đến, những nhóm người mà:
- Trước đây chưa có tiếng nói trong quá trình đưa ra quyết định về du lịch
- Về mặt kinh tế và xã hội gặp bất lợi hoặc bị phân biệt đối xử, đặc biệt trong quá trình phát triển du lịch hiện nay hay trong kế hoạch phát triển du lịch
- Có liên quan đến các sáng kiến liên kết du lịch mới nổi
- Sẵn sàng tham gia vào thị trường quốc gia/quốc tế nhưng cần sự hỗ trợ về kĩ thuật và của các tổ chức cần thiết để thành công
- Làm việc trong ngành du lịch trong các bộ phận chính thức và /hoặc không chính thức.
Du lịch thương mại công bằng có thể được mô tả như sau:
- Là một quá trình phát triển tích hợp tại điểm đến trong khuôn khổ hợp tác xã hội công cộng/tư nhân và dân sự
- Là một bộ qui tắc đạo đức doanh nghiệp và/hoặc thỏa thuận hợp tác thương mại
- Là một sản phẩm thương mại công bằng, được giám sát và chứng nhận
(Tài liệu tham khảo: Tourism Concern)