|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) là gì? Ba chân của du lịch bền vững

10:26 | 18/10/2019
Chia sẻ
Du lịch bền vững (tiếng Anh: Sustainable Tourism) là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương.
XuJXjnkM_400x400

Hình minh hoạ (Nguồn: twitter)

Du lịch bền vững 

Khái niệm

Du lịch bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable Tourism.

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.

Ba chân của du lịch bền vững

Du lịch bền vững có ba hợp phần chính, đôi khi được ví như "ba chân":

1. Thân thiện với môi trường: Du lịch bền vững có tác động thấp đến môi trường tự nhiên và khu bảo tồn biển. 

Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm...) và cố gắng có lợi cho môi trường.

2. Gần gũi về xã hội và văn hóa: Du lịch bền vững không gây hại đến các cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. 

Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành chương trình du lịch và quản lí chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.

3. Có kinh tế: Du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. 

Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.

Một đơn vị kinh doanh du lịch mà hội đủ ba tiêu chí trên thì "sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt". 

Điều này có nghĩa là kinh doanh du lịch có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hóa, mang lợi tức đến cho cộng đồng và cũng có thể sẽ thu lợi tức.

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào?

- Du lịch đại chúng: không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá hủy nhanh chóng những môi trường nhạy cảm. 

Và kết quả là có thể phá hủy hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hóa mà chúng phụ thuộc vào. 

- Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. 

Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích mang lại cho cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hóa của vùng được bảo vệ.

Du lịch đại chúng

 

Du lịch bền vững

page58image18280

Có một mục đích: lợi tức

Được lập kế hoạch từ 3 mục đích: lợi tức,  môi trường và cộng đồng (3 chân)

Thường không được lập kế hoạch từ trước, "chỉ đến lúc xảy ra"

page58image23224

Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan

Định hướng đến du khách

Định hướng đến địa phương

page58image28592

Điều khiển bởi các nhóm bn ngoài

Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần

Tập trung làm giải trí cho du khách

Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục

Không ưu tiên cho bảo tồn

Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên

Không ưu tiên cho cộng đồng

Đánh giá văn hóa địa  phương là ưu tiên

Phần lớn lợi tức được đưa về cho các nhà điều hành và đầu tư từ bên ngoài

Có nhiều lợi tức được để lại cho địa phương và khu bảo tồn biển.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tổng quan du lịch, ThS. Ngô Thị Diệu An, 2014, NXB Đà Nẵng)

Diệu Nhi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.