Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall (Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act) là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn: Public Citizen.
Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall
Khái niệm
Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall tiếng Anh là Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act.
Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall là một phần lớn của luật cải cách tài chính được thông qua trong chính quyền Obama năm 2010, như một phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đạo luật có nhiều điều khoản, được liệt kê trong khoảng 2.300 trang, và được thực hiện trong khoảng thời gian vài năm.
Dodd-Frank đã thành lập một số cơ quan chính phủ mới được giao nhiệm vụ giám sát các thành phần khác nhau của đạo luật, đồng thời giám sát các khía cạnh khác nhau của hệ thống tài chính. Tổng thống Donald Trump đã cam kết bãi bỏ Dodd-Frank, và vào tháng 5/2018, ông đã kí một đạo luật mới nhằm xóa bỏ một số phần quan trọng của đạo luật này.
Đặc điểm của Đạo luật Dodd-Frank cải cách và bảo vệ người tiêu dùng của Phố Wall
Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng trên phố Wall Dodd-Frank có nhiều thành phần. Một số qui định chính của đạo luật như sau:
1. Ổn định tài chính
Theo Dodd-Frank, Ủy ban giám sát ổn định tài chính và Cơ quan thanh lí trật tự (Orderly Liquidation Authority) giám sát sự ổn định tài chính của các công ty tài chính lớn mà nếu chúng thất bại có thể có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ (các công ty được coi là "quá lớn để thất bại").
2. Cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng
Cơ quan bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB), được thành lập dưới quyền Dodd-Frank, được giao nhiệm vụ ngăn chặn cho vay thế chấp (phản ánh tâm lí phổ biến rằng thị trường thế chấp dưới chuẩn là nguyên nhân cơ bản của thảm họa năm 2008) và giúp người tiêu hiểu hơn về các điều khoản của một khoản thế chấp trước khi đồng ý vay.
Nó ngăn cản các công ty môi giới thế chấp kiếm được tiền hoa hồng cao hơn để đóng các khoản vay với mức phí cao hơn và/hoặc lãi suất cao hơn và yêu cầu người cho vay thế chấp không chỉ đạo người vay có tiềm năng trả được lãi suất cao nhất cho khoản vay.
3. Qui tắc Volcker
Một thành phần quan trọng khác của Dodd-Frank, Qui tắc Volcker, hạn chế các cách ngân hàng có thể đầu tư, hạn chế giao dịch đầu cơ và loại bỏ giao dịch độc quyền. Các ngân hàng không được phép tham gia vào các quĩ phòng hộ hoặc các công ty cổ phần tư nhân, được coi là quá rủi ro.
Đạo luật này cũng có một điều khoản để điều chỉnh các công cụ phái sinh, ví dụ như các giao dịch hoán đổi tín dụng bị vỡ nợ do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
4. Văn phòng xếp hạng tín dụng của Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC)
Vì các cơ quan xếp hạng tín dụng bị cáo buộc góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách đưa ra xếp hạng đầu tư thuận lợi gây hiểu lầm, Dodd-Frank đã thành lập Văn phòng xếp hạng tín dụng của SEC. Văn phòng có trách nhiệm đảm bảo rằng các cơ quan cung cấp xếp hạng tín dụng có ý nghĩa và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, thành phố và các thực thể khác mà họ đánh giá.
5. Chương trình tố giác
Dodd-Frank thiết lập một chương trình trao thưởng bắt buộc, theo đó người tố giác có thể nhận được từ 10% đến 30% số tiền thu được từ một vụ kiện tụng, và gia hạn thời gian tố giác hiệu lực từ 90 đến 180 ngày.
Những lời chỉ trích của Dodd-Frank
Những người ủng hộ Dodd-Frank tin rằng hành động này sẽ ngăn chặn nền kinh tế gặp phải một cuộc khủng hoảng như năm 2008 và bảo vệ người tiêu dùng khỏi nhiều sự lạm dụng đã góp phần vào cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, những người chỉ trích đã lập luận rằng hành động này có thể gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của các công ty Mỹ so với các đối tác nước ngoài của họ. Cụ thể, họ cho rằng các yêu cầu tuân thủ qui định của nó gây gánh nặng quá mức cho các ngân hàng cộng đồng và các định chế tài chính nhỏ hơn, mặc dù thực tế là chúng không đóng vai trò gì trong việc gây ra khủng hoảng tài chính.
(Theo Investopedia)