|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Công ty tái niêm yết (Relisted Company) là gì? Đặc điểm Công ty tái niêm yết

09:18 | 04/12/2019
Chia sẻ
Công ty tái niêm yết (tiếng Anh: Relisted Company) là một công ty quay trở lại thị trường chứng khoán công khai sau một khoảng thời gian không được niêm yết trên sàn giao dịch.
GettyImages-874979248-129880b87e7c450e86bf2f30ff47a2dd

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Công ty tái niêm yết

Khái niệm

Công ty tái niêm yết trong tiếng Anh là Relisted Company.

Một công ty tái niêm yết là một công ty quay trở lại thị trường chứng khoán sau một thời gian không được niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán. 

Có hai lí do chính khiến một công ty hủy niêm yết hay bãi yết: công ty không tuân thủ các yêu cầu niêm yết của sàn giao dịch hoặc công ty muốn rút cổ phiếu khỏi thị trường, như Dell trong năm 2013.   

Các lí do khác có thể dẫn đến hủy niêm yết cổ phiếu bao gồm công ty sắp phá sản, công ty không nộp các báo cáo bắt buộc hoặc giá cổ phiếu nằm dưới ngưỡng tối thiểu của sàn giao dịch. 

Nếu một công ty bãi yết giải quyết các vấn đề tồn đọng và đáp ứng yêu cầu niêm yết, công ty có thể tái niêm yết cổ phần của họ. 

Thực tế việc tái niêm yết một công ty gặp nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà đầu tư và khả năng thành công của công ty sau khi niêm yết lần hai trên thị trường chứng khoán hạn chế hơn.               

Đặc điểm Công ty tái niêm yết 

Một công ty khi tái niêm yết không phải là thực hiện một đợt phát hành công khai lần đầu (IPO), việc này thường nhận các phản ứng trái chiều và thậm chí có thể làm giảm giá cổ phiếu. 

Các nhà đầu tư có thể xem xét các nhân tố làm bãi yết công ty trước đây để định giá các cổ phiếu tái niêm yết. 

Nếu các yếu tố làm công ty bãi yết trước đó là các điều kiện hoạt động cơ bản như doanh thu hoặc lợi nhuận giảm sâu, thì sức hấp dẫn của cổ phiếu tái niêm yết đối với các nhà đầu tư có thể sẽ còn giảm hơn nữa.     

Trong thực tế, rất ít công ty đạt được mức định giá cao hay tương tự trước khi bãi yết sau khi tái niêm yết cổ phần. 

Để được tái niêm yết, công ty phải đáp ứng tất cả các điều kiện giống như lần niêm yết đầu tiên. 

Tổng quan về qui trình hủy niêm yết 

Để được niêm yết trên một sàn giao dịch lớn đòi hỏi các công ty phải đáp ứng nhiều yêu cầu chẳng hạn như giá cổ phiếu tối thiểu, định giá tất cả các cổ phiếu phát hành công khai, qui tắc ứng xử cho tất cả nhân viên và phải công bố liên tục tất cả các thông tin quan trọng. 

Nếu một công ty không đáp ứng bất kì điều kiện nào trong các yêu cầu này, sàn giao dịch sẽ gửi thông báo trước khi bắt đầu các thủ tục bãi yết hay hủy niêm yết.   

Công ty sẽ có 30 ngày để giải quyết các vấn đề tồn tại trước khi nhận được thông báo hủy niêm yết (delisted) chính thức. 

Một số trường hợp như giá cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng giá tối thiểu khó khắc phục hơn những vấn đề khác như chưa thanh toán phí niêm yết - ở đó giải pháp đơn giản là trả phí.   

Khi một cổ phiếu bị hủy niêm yết từ một sàn giao dịch lớn và chuyển xuống thị trường OTC, nhà đầu tư vẫn sở hữu cổ phiếu mà họ đã mua nhưng họ cần cân nhắc những thách thức mà công ty phát hành đang đối mặt để quyết định tiếp tục sở hữu cổ phiếu hay không.   

Nếu công ty cho rằng thông báo hủy niêm yết là không có cơ sở, họ có thể nộp đơn kháng cáo lên sàn trong vòng bảy ngày kể từ khi nhận được thông báo hủy niêm yết. 

Ở Mỹ nhà đầu tư cũng có thể khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) hoặc tòa án liên bang trong trường hợp không thuyết phục được hội đồng chứng nhận điều kiện niêm yết sàn giao dịch.     

Khi một cổ phiếu bị hủy niêm yết từ một sàn giao dịch lớn, có xu hướng là giảm niềm tin của nhà đầu tư cũng như các nhà đầu tư tổ chức có thể ngừng nghiên cứu và giao dịch cổ phiếu này, cuối cùng làm cho các nhà đầu tư cá nhân ít có thông tin về cổ phiếu hơn.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.