|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương là gì?

17:18 | 12/12/2019
Chia sẻ
Chuyển giao ngân sách là việc vận hành cấp ngân sách từ trung ương cho các cấp ngân sách địa phương dựa trên các tiêu chí và phương pháp tính toán nhất định.
Transfers-1024x594

Hình minh hoạ (Nguồn: digitalgoa)

Chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương

Khái niệm

Chuyển giao ngân sách là việc vận hành cấp ngân sách từ trung ương cho các cấp ngân sách địa phương dựa trên các tiêu chí và phương pháp tính toán nhất định.

Nhằm đảm bảo mỗi cấp ngân sách địa phương có đủ nguồn tài chính để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được phân giao, giảm thiểu những bất bình đẳng về tài chính giữa các đơn vị hành chính hoặc để đạt được những mục tiêu quốc gia nhất định.

Thuật ngữ liên quan

Chuyển giao ngân sách không điều kiện là việc chuyển giao ngân sách nhằm giải quyết vấn đề mất cân đối ngân sách theo chiều dọc.

Chuyển giao ngân sách có điều kiện là những khoản chuyển giao ngân sách đi kèm với những điều kiện về mục đích sử dụng khoản kinh phí. Thường thì điều kiện được gắn với kết quả đạt được từ việc sử dụng khoản trợ cấp này.

Chuyển giao ngang bằng hóa nghĩa là những khoản ngân sách được dùng để giải quyết vấn đề mất cân bằng hàng ngang giữa các chính quyền địa phương. 

Mục đích của ngang bằng hóa hàng ngang là ngang bằng hóa năng lực của các chính quyền địa phương để cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng theo tiêu chuẩn. 

Các khoản ngân sách này còn có tác động thu hẹp khoảng cách ngân sách hàng dọc giữa các cấp ngân sách địa phương.

Ý nghĩa

Chuyển giao tài chính giữa các cấp chính quyền là một công cụ quan trọng của tài chính công ở hầu hết các nước vì:

- Thứ nhất, chính quyền trung ương có lợi thế hơn các chính quyền địa phương trong việc nâng cao nguồn thu, vì qui mô thu lớn hơn, thẩm quyền thu lớn hơn và chế tài xử  các vi phạm dưới góc độ trung ương cũng lớn hơn. 

Tuy nhiên, các chính quyền địa phương có lợi thế trong việc cung cấp nhiều loại dịch vụ công cộng, bởi chính quyền địa phương "gần" dân hơn, sâu sát với dân hơn, hiểu được nhu cầu của dân và đáp ứng các dịch vụ dễ dàng hơn.

- Thứ hai, sự chênh lệch đáng kể trong việc nâng cao năng lực thu tồn tại ở các cấp chính quyền. Nếu các cấp chính quyền địa phương dựa hoàn toàn vào nguồn lực của địa phương, thì khu vực giàu có có thể chi tiêu đáng kể hơn cho các dịch vụ công cộng so với các khu vực có thu nhập thấp.

- Thứ ba, sử dụng nguồn lực từ trung ương để đảm bảo các ưu tiên quốc gia cơ bản sẽ được đáp ứng tại các chính quyền địa phương

Thông qua việc cung cấp các dịch vụ ưu tiên điển hình là y tế, giáo dục, đường giao thông, nước sạch và các dịch vụ khác có thể góp phần thực hiện công bằng xã hội và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.

Vì vậy, việc thực hiện cơ chế chuyển giao tài chính nhằm tăng cường hiệu quả các nguồn lực cả ở chính quyền trung ương và địa phương là rất cần thiết.

(Tài liệu tham khảo: Những vấn đề lí luận chung về chuyển giao ngân sách nhà nước giữa trung ương - địa phương và thực tiễn Việt Nam, Bộ Tài chính)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệu Nhi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.