|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chuyển đổi nhanh (Quick Change Over) là gì? Lợi ích và cách áp dụng

10:58 | 19/03/2020
Chia sẻ
Chuyển đổi nhanh hay SMED (tiếng Anh: Quick Change Over) là phương pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.
Chuyển đổi nhanh (Quick Change Over) là gì? Lợi ích và cách áp dụng - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: whatissixsigma)

Chuyển đổi nhanh

Khái niệm

Chuyển đổi nhanh trong tiếng Anh được gọi là Quick Change Over hay thuật ngữ khác là SMED - Single Minute Exchange of Die.

Chuyển đổi nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động mà thời gian cài đặt có thể được tính đến từng phút một. 

Chuyển đổi nhanh hay SMED là phương pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. 

Điều kiện tưởng là <10 phút cho một lần chuyển đổi sản phẩm.

Lợi ích

- Giảm lượng bán thành phẩm (Work In Process - WIP);

- Gia tăng khả năng sinh lợi từ vốn đầu tư (Return On Investment - ROI) của thiết bị đầu tư thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn;

- Chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh cho bất kì nhà sản xuất nào trong sản xuất, chuẩn bị, xử hay đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc.

Áp dụng

- Để hiểu chuyển đổi nhanh/SMED có thể giúp như thế nào chúng ta, phải quan sát quá trình chuyển đổi sản phẩm. 

Điển hình khi sản phẩm cuối cùng của lần chạy trước đã được sản xuất, thiết bị được ngừng lại và khóa an toàn, dây chuyền được dọn sạch, dụng cụ được trả lại vị trí qui định, các dụng cụ mới sẽ được lắp đặt để tạo điều kiện cho việc sản xuất sản phẩm kế tiếp. 

Khi các điều chỉnh đã được thực hiện, những thông số quan trọng đã được cài đặt và dần dần quá trình khởi động bắt đầu - sản xuất sản phẩm trong lúc thực hiện những sự điều chỉnh và kiểm tra chất lượng và tăng tốc độ tới tiêu chuẩn. 

Thời gian của quá trình này có thể giảm được thông qua phương pháp chuyển đổi nhanh/SMED.

- Chương trình chuyển đổi nhanh/SMED hiệu quả nhận ra và phân chia quá trình chuyển đổi thành những thao tác chủ chốt: Cài đặt ngoài (External Setup) bao gồm những thao tác mà có thể được làm trong khi máy đang chạy và trước khi quá trình chuyển đổi bắt đầu; 

Cài đặt trong (Internal Setup) là những thao tác phải xảy ra khi thiết bị dừng. Ngoài điều đó, có thể cũng có những thao tác không cần thiết. Sau đây là một ví dụ ngắn gọn làm thế nào để thực hiện qui trình chuyển đổi nhanh/SMED:

+ Loại trừ những thao tác không cần thiết - Điều chỉnh chỉ một cạnh của những rãnh bảo vệ thay vì cả hai, chỉ thay thế những phần cần thiết và làm mọi thao tác càng phổ thông càng tốt.

+ Chuẩn bị ngoài - Tập hợp phụ tùng và dụng cụ, gia nhiệt trước các trục, chuẩn bị chính xác vật liệu cho sản phẩm mới tại dây chuyền - Không có gì tệ hơn khi hoàn tất quá trình chuyển đổi rồi phát hiện thiếu một thành phần chính của sản phẩm.

+ Đơn giản hóa cài đặt trong - Sử dụng các chốt, cam và những đồ gá nhằm giảm bớt thao tác điều chỉnh, thay thế bu loong bằng những chốt vặn tay, những tay đòn và những khóa kẹp.

+ Đo lường - Cách duy nhất để biết thời gian chuyển đổi và hao hụt khi khởi động có giảm hay không là đo lường nó. Luôn luôn đo thời gian bị mất do chuyển đổi và bất kì sự hao phí nào được tạo ra trong quá trình khởi động để có thể so sánh, đánh giá các chương trình cải tiến.

(Tài liệu tham khảo: Các hệ thống quản lí và công cụ cải tiến năng suất chất lượng, Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", NXB Hồng Đức)

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.