Chương trình định hướng (Orientation programs) trong doanh nghiệp là gì?
Chương trình định hướng
Khái niệm
Chương trình định hướng trong tiếng Anh gọi là: Orientation programs.
Chương trình định hướng là các chương trình được thiết kế giúp nhân viên mới làm quen với công ty và công việc của họ.
Phân loại, hình thức và vai trò
Trong những ngày đầu tiên với các công việc mới, những nhân viên vừa được tuyển dụng sẽ phải đương đầu với tình trạng mới lạ, với những lo lắng và cần phải có thời gian để điều chỉnh. Do vậy, hầu hết các công ty đều tổ chức các hoạt động được gọi là các “chương trình định hướng”.
Các hoạt động định hướng có thể được tổ chức chính thức hoặc không chính thức.
- Các chương trình chính thức là những hoạt động được bố trí theo lịch thời gian, được xây dựng kế hoạch trước và có những nội dung xác định.
- Các hoạt động định hướng không chính thức có thể là sự chủ động tiếp xúc của cán bộ quản lí, của nhân viên cũ đối với nhân viên mới, hướng dẫn họ, trao đổi với họ những thông tin cần thiết nhất.
Hoạt động định hướng hay còn được gọi là các chương trình “xã hội hóa nhân viên” có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng góp phần làm giảm sự lo lắng của nhân viên mới, giúp họ hiểu về tập quán văn hóa, con người và các vấn đề kĩ thuật ở nơi làm việc, và qua đó tạo nên sự nhiệt tình, sáng tạo cũng như năng suất cao cho nhân viên.
Các chương trình định hướng có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể dưới dạng một cuốn sách hướng dẫn, hoặc một cuộc hội thảo, một buổi nói chuyện, một lớp học… hoặc theo nững cách không chính thức như đã giới thiêu ở trên.
Dù dưới bất kì hình thức nào, các chương trình định hướng vẫn nên được tổ chức một cách thường xuyên trong doanh nghiệp khi có các nhân viên mới.
Nội dung
Những nội dung của chương trình định hướng: Những chương trình định hướng trong các doanh nghiệp thường bao gồm việc giới thiệu cho nhân viên mới những vấn đề chủ yếu sau đây:
1. Những vấn đề của doanh nghiệp, gồm:
- Lịch sử và quá trình phát triển
- Tôn chỉ, mục đích và các “chân giá trị” của doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức, sản phẩm, thị trường hiện tại
- Chiến lươc phát triển của doanh nghiệp
- Các chính sách, qui định, qui chế của doanh nghiệp
- Vị trí của các phòng ban
- Tên và cá tính của cán bộ lãnh đạo
- Các qui định về an toàn, bảo hộ….
2. Những vấn đề về quyền lợi của nhân viên, gồm:
- Chính sách về tiền công, tiền lương
- Qui định về nghỉ phép, lễ, Tết..
- Khả năng đào tạo phát triển
- Chế độ bảo hiểm
- Nghỉ hưu
- Các dịch vụ khác…
3. Giới thiệu cán bộ:
Giới thiệu những cán bộ mà nhân viên mới sẽ trực tiếp làm việc như quản đốc, trưởng phòng, tổ trưởng, người giúp đỡ, người đào tạo, người phối hợp…
4. Giới thiệu nhiệm vụ, công việc, gồm:
- Mục đích, yêu cầu của công việc
- Các nhiệm vụ cụ thể
- Thời gian
- Các yêu cầu về an toàn
- Mối quan hệ với người khác…
(Tài liệu tham khảo: Quản trị nhân sự, TS. Trương Minh Đức, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/