Nhiều chuyên gia cho rằng nếu Nga đáp trả phương Tây bằng các biện pháp trừng phạt tương xứng chưa từng có và ngừng xuất khẩu năng lượng thì điều này sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Hoạt động xuất-nhập khẩu lương thực trên toàn cầu đã bị tác động lớn sau khi chiến dịch đặc biệt của Nga liên quan tới Ukraine đã làm tê liệt các nguồn cung từ khu vực Biển Bắc và một mối nguy khác lại đang nổi lên là chủ nghĩa bảo hộ lương thực.
Lịch sử cho thấy kiềm chế lạm phát mà không làm sụp đổ nền kinh tế là cả một kỳ tích. Khó khăn của Fed vừa nhân lên gấp bội chỉ trong vài tuần bởi chiến sự Nga - Ukraine.
Một số cổ đông của Berkshire Hathaway cho rằng Warren Buffett nên thôi chức chủ tịch để người khác làm thay, tuy nhiên tập đoàn trị giá hơn 700 tỷ USD này không đồng ý.
Do ảnh hưởng của từ chiến sự tại Ukraine và nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi sau dịch COVID, ngân hàng Goldman Sachs đã đưa ra dự đoán không mấy khả quan về nền kinh tế Mỹ trong năm 2022.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/3 đóng cửa trong sắc đỏ. Dow Jones ghi nhận tuần sa sút thứ 5 liên tiếp trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại những hệ lụy của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Giới tài phiệt Nga đã dày công cất giữ tài sản ở nước ngoài trong hàng chục năm qua. Nếu phương Tây muốn nhắm tới khối tài sản này, công cuộc điều tra có vẻ sẽ rất khó.
Theo các báo cáo, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến cùng với Liên minh châu Âu (EU) và nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ kêu gọi thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc (MFN) của Nga do vấn đề Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt phương Tây áp đặt lên giới tài phiệt của Nga được nhiều người kỳ vọng là chìa khóa để giải quyết tình hình chiến sự tại Ukraine.
Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt và sự tẩy chay từ phương Tây, nhiều doanh nghiệp quốc tế đã rút khỏi thị trường Nga. Trung Quốc, với sự thèm khát năng lượng của mình, đang cố gắng lấp đầy khoảng trống đó.
Việc Nga dần bị cô lập khỏi hệ thống tài chính quốc tế khiến nhiều định chế tài chính đang gấp rút rời khỏi thị trường này. Goldman Sachs và JPMorgan là những cái tên đầu tiên.
Reuters đưa tin, lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga của Tổng thống Joe Biden không bao gồm mặt hàng uranium - nguyên liệu chủ chốt cho các nhà máy điện hạt nhân. Đây có thể là cách ông Biden chừa đường lui cho Mỹ trong tương lai.
Do chiến sự tại Ukraine ảnh hưởng tới thị trường nhiên liệu thế giới, Mỹ đã thay đổi thái độ với ba gã khổng lồ dầu mỏ là Arab Saudi, Venezuela và Iran nhằm bù đắp nguy cơ thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Hôm 10/3, Tổng thống Putin cảnh báo các hình phạt của phương Tây sẽ gây mất ổn định thị trường năng lượng và lương thực toàn cầu, song khẳng định Nga sẽ tiếp tục cung ứng dầu thô cho khách hàng.
Trong lúc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt các cá nhân và thực thể của Nga do liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, thì ngành kim cương của Nga lại thoát được các biện pháp trả đũa.
Theo đó, giá vàng SJC chiều mua vào - bán ra lần lượt ở mức 86,7 - 89,9 triệu đồng/lượng, giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều so với ngày hôm qua.