|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Kế hoạch bán ngân hàng bán lẻ tại Nga 'sụp đổ', Citigroup có thể chỉ còn lựa chọn duy nhất là đóng cửa

13:20 | 10/03/2022
Chia sẻ
Kế hoạch bán mảng ngân hàng bán lẻ tại Nga của Citigroup đang vấp phải nhiều rắc rối về pháp lý khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự của mình tại Ukraine.

Điều này đồng nghĩa với việc Citigroup có thể sẽ phải chủ động giảm quy mô vận hành ở thị trường này, theo Financial Times.

Kế hoạch rút khỏi Nga của Citigroup đã được kích hoạt từ gần một năm trước giữa lúc CEO Jane Fraser muốn quy hoạch lại mản kinh doanh ngân hàng bán lẻ toàn cầu vốn không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.

Dù vậy, hiện tại, Citigroup không có nhiều đối tác tiềm năng cho thường vụ này do Nga đang phải chịu hàng loạt các lệnh trừng phạt từ các nước Phương Tây. Các chuyên gia nhận định rằng thực tế này có thể khiến Citigroup phải chấp nhận một đợt xoá bỏ tài sản đắt đỏ.

"Chúng tôi đang cạn dần các lựa chọn,… đóng cửa mọi thứ có thể là lựa chọn duy nhất của chúng tôi", một nguồn tin bên trong Citi nói.

Citigroup 'dần hết lựa chọn' với việc bán ngân hàng bán lẻ tại Nga - Ảnh 1.

Citibank đang có 10 chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Nga. (Ảnh: Reuters).

Trong một thông báo gửi đến FT, Citi nói rằng sẽ tiếp tục cố gắng rút khỏi mảng bán lẻ tại Nga: "Trong lúc cố gắng làm điều đó, chúng tôi hoạt động theo quy mô giới hạn hơn với tình hình và các nghĩa vụ hiện tại".

Hàng trăm công ty ở các nước Phương Tây đã tuyên bố rút khỏi Nga thời gian gần đây. Một số công ty, bao gồm cả các công ty dầu lớn như BP hay ExxonMobil, cho biết sẽ rút cổ phần trong nhiều liên doanh vời Nga sau tranh chấp giữa Nga và Ukraine.

"Nếu bạn là một công ty Phương Tây đang cố gắng thoái vốn các đầu tư ở Nga, dù chúng là gì đi nữa, vẫn sẽ rất khó để làm điều đó", Brian O'Toole, một cựu nhân sự của Bộ Ngân khố Mỹ, nhận định.

Trong thông báo của mình vào hôm 9/3, Citi nói rằng nó vẫn "đang hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp tại Nga, bao gồm nhiều doanh nghiệp đa quốc gia Châu Âu và Mỹ, giữa lúc họ rút khỏi hoặc giảm quy mô tại Nga. Với việc nền kinh tế Nga đang trong quá trình bị ngắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, chúng tôi tiếp tục đánh giá hoạt động của mình tại đây".

Thực tế, Citi đã muốn bán mảng ngân hàng bán lẻ tại Nga trước cả khi tranh chấp với Ukraine nổ ra. Tháng trước, ngân hàng Mỹ này cho biết họ có khối tài sản liên quan đến Nga giá trị gần 10 tỷ USD dưới dạng các khoản cho vay, nợ của chính phủ và các tài sản khác, một phần được quản lý bởi mảng ngân hàng bán lẻ tại Nga.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực của Phố Wall nói rằng một thương vụ mua bán được tiến hành tại một quốc gia giữa lúc nó đang chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ và Châu Âu là chưa có tiền lệ "trong ký ức của những người còn sống".

Hồi tuần trước, bà Fraser chia sẻ rằng tình hình ở Nga vẫn "trôi chảy" và rằng "vẫn còn quá sớm để biết chính xác nó tác động như thế nào đến quá trình mua bán của chúng tôi".

Một luật sư mảng cấm vận, trừng phạt nhận định các lựa chọn cho Citi trở nên "căng thẳng hơn" khi mâu thuẫn vẫn tiếp tục leo thang.

Các đối tác tiềm năng của Citi ở Nga nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận, vì thế, bất kỳ một thương vụ nào cũng sẽ cần có chấp thuận từ chính phủ Mỹ. Thiếu sự chấp thuận này, số lượng đối tác tiềm năng sẽ chỉ còn là các pháp nhân tại Nga hoặc các quốc gia khác chưa bị trừng phạt hoặc có quan điểm trung lập hơn với chiến sự Nga – Ukraine, ví dụ như Trung Quốc. Việc không còn nhiều người mua tiềm năng có thể khiến Citi phải bán mảng bán lẻ tại Nga với mức chiết khấu cao hơn.

"Họ sẽ phải cân nhắc kỹ càng để tìm người mua tiềm năng và liệu rằng họ có muốn nhận tiền từ đối tượng này không", một chuyên gia Phố Wall chia sẻ.

Một lựa chọn đơn giản hơn chủ động thu nhỏ quy mô kinh doanh. Dù vậy, một luật sự có kinh nghiệm với lĩnh vực này  nói giao dịch như vật có thể kéo dài "gần một năm" để xử lý các khoản vay và tìm nhà băng mới cho các khoản tiền gửi.

"Nó không giống như một cửa hàng tạp hoá và bạn có thể vứt bỏ các món đồ bị hỏng. Đây là định chế tài chính mà khách hàng gửi tiền và vay vốn", vị luật như chia sẻ.

Bên trong ngân hàng, không làm gì cả cũng đang là một cách mà Citi cân nhắc. "Thu nhỏ quy mô cũng rất khó. Chờ đợi và quan sát có thể là hành động hợp lý nhất", một nguồn tin bên trong Citi chia sẻ.

Citi bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và ngân hàng bán lẻ tại Nga lần lượt vào năm 1993 và 2002. Citi vẫn duy trì hoạt động của mình ở Nga dù nhiều ngân hàng lớn khác đã rút khỏi thị trường này do cạnh tranh lớn với các ngân hàng nội địa và các yêu cầu về tuân thủ khắt khe.

Ngân hàng bán lẻ tại Nga của Citi đang phục vụ khoảng 500.000 khách hàng Nga, chủ yếu thông qua các sản phẩm vay tín chấp, bao gồm tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng. Đến cuối năm 2020, Citi Nga có khoảng 180,4 tỷ ruble tiền gửi và 44,7 tỷ ruble dư nợ cho khách hàng cá nhân.

Quy mô tiền gửi bán lẻ của Citi Nga đã tăng gần gấp đôi từ năm 2014 đến năm 2020 bất chấp các lệnh cấm vận cũng được áp dụng thời điểm khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Nga năm 2014. Tốc độ tăng trưởng này từng là một tín hiệu tích với Citi song hiện tại lại đang làm phức tạp hoá quá trình mua bán.

Thái Sơn

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.