|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chức năng bày tỏ ý kiến của kiểm toán là gì? Cách thể hiện

21:08 | 12/09/2019
Chia sẻ
Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh.
Expressing-Opinions-1080x628

Hình minh hoạ (Nguồn: swooshenglish)

Chức năng bày tỏ ý kiến của kiểm toán

Khái niệm

Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh.

Cách thể hiện

Tuỳ theo từng lĩnh vực, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau

- Ở khu vực công cộng, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện dưới hai hình thức:

+ Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan toà

Kiểm toán thực hiện kiểm tra các tài liệu, tình hình quản lí của các tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách nhà nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của tài liệu thu, chi trong đơn vị đó. 

Đồng thời, khi có sai phạm xảy ra, kiểm toán có quyền ra quyết định xử lí như một quan toà thông qua các phán quyết của mình.

Theo hình thức này, khi đã có quyết định thì bắt buộc phải điều chỉnh theo ý kiến kết luận của kiểm toán viên, nếu không sẽ bị xử phạt theo hình thức phán quyết của toà án. 

Hình thức này chỉ áp dụng đối với kiểm toán khu vực công – khu vực có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Hình thức này được áp dụng tại Pháp và các nước Tây Âu.

- Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn

Đây là việc kiểm toán thực hiện kiểm tra nguồn thu và sử dụng công quĩ của các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Sau đó đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc sử dụng, quản lí công quĩ.

Nếu như ở hình thức phán quyết như một quan toà, khi kiểm toán viên phát hiện ra sai phạm hoặc những điểm yếu trong công tác quản lí nói chung và công tác tài chính kế toán nói riêng.

Kiểm toán viên sẽ bắt buộc đơn vị phải sửa đổi theo ý kiến của kiểm toán viên thì ở hình thức thứ hai, bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn, kiểm toán viên khi phát hiện ra điểm yếu sẽ kiến nghị đơn vị điều chỉnh, kiểm toán không thực hiện xử lí mà chỉ tư vấn, đưa ra các lời khuyên cho đơn vị được kiểm toán.

Hình thức này áp dụng khá phổ biến ở các nước Bắc Mỹ và nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, cơ quan kiểm toán nhà nước áp dụng theo hình thức thứ hai, tức là sau khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán nhà nước sẽ đưa ý kiến tư vấn cho đơn vị điều chỉnh chứ không cưỡng bức thi hành. 

Việc điều chỉnh hay không là tùy thuộc đơn vị, nếu đơn vị không điều chỉnh, Cơ quan Kiểm toán nhà nước không có quyền trực tiếp xử phạt mà chỉ có thể đệ trình lên các cấp có thẩm quyền để xử phạt.

- Ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà nước 

Chức năng bày tỏ ý kiến được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tư vấn. Đây là việc kiểm toán viên đưa ra các ý kiến tư vấn cho doanh nghiệp được kiểm toán về các vấn đề mà họ quan tâm.

Khác với khu vực công, chức năng bày tỏ ý kiến của kiểm toán có thể thực hiện dưới hai hình thức: phán quyết như một quan toà hoặc tư vấn.

Điều đó tùy thuộc vào từng loại hình kiểm toán và từng điều kiện các quốc gia thì ở khu vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà nước, kiểm toán không có quyền phán quyết như một toà án mà chỉ có một hình thức duy nhất là tư vấn. 

Ngày nay, ngoài việc tư vấn trong lĩnh vực tài chính kế toán về các vấn đề kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán, các công ty kiểm toán còn phát triển chức năng tư vấn này sang nhiều lĩnh vực chuyên sâu hơn như: tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ...

Hầu hết các công ty kiểm toán đều có bộ phận riêng chuyên chịu trách nhiệm về mảng tư vấn, bộ phận này gồm các nhân viên được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nào đó. 

Ví dụ: được đào tạo chuyên sâu về thuế sẽ đảm nhận chức năng tư vấn thuế... Và thực tế, dịch vụ tư vấn đã chiếm một tỉ lệ doanh thu khá lớn trong các công ty kiểm toán.

Như vậy, chúng ta thấy, chức năng bày tỏ ý kiến chính là việc đưa ra kết luận của kiểm toán viên về chất lượng thông tin, tính pháp lí và tư vấn qua xác minh. 

Sản phẩm của việc bày tỏ ý kiến về chất lượng thông tin được thể hiện trên "Báo cáo kiểm toán" và sản phẩm của việc đưa ra ý kiến tư vấn thể hiện trên "Thư quản lí".

(Tài liệu tham khảo: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi