|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chiến lược dàn trải giá xuống (Bear Spread) là gì?

18:02 | 22/12/2019
Chia sẻ
Chiến lược dàn trải giá xuống (tiếng Anh: Bear Spread) được nhà đầu tư sử dụng khi kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống trên thị trường và mong muốn nhận được thu nhập ổn định tại mức giá thấp nhưng vẫn hạn chế được tổn thất khi giá tăng cao.
Chiến lược dàn trải giá xuống (Bear Spread) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Chiến lược dàn trải giá xuống (Bear Spread)

Định nghĩa

Chiến lược dàn trải giá xuống hay chiến lược chêch lệch giá xuống trong tiếng Anh là Bear Spread.

Chiến lược dàn trải giá xuống là chiến lược được nhà đầu tư sử dụng khi kì vọng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống trên thị trường và mong muốn nhận được thu nhập ổn định tại mức giá thấp nhưng vẫn hạn chế được tổn thất khi giá tăng cao.

Hiểu theo cách đơn giản, chiến lược dàn trải giá xuống là một chiến lược quyền chọn được thực hiện bởi một nhà đầu tư kì vọng giá chứng khoán giảm và muốn tối đa hóa lợi nhuận trong khi giảm thiểu thua lỗ.

Mục tiêu

Chiến lược dàn trải giá xuống được sử dụng nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư dù giá chứng khoán vào ngày đáo hạn có tăng đến bao nhiêu thì họ sẽ chỉ bị lỗ ở một mức đã được dự tính trước.

Đặc trưng

- Chiến lược dàn trải giá xuống bao gồm việc mua và bán đồng thời hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cho cùng một tài sản cơ sở có cùng ngày đáo hạn nhưng với giá thực hiện khác nhau.

- Động lực chính để một nhà đầu tư thực hiện chiến lược dàn trải giá xuống là họ kì vọng một sự suy giảm về giá của chứng khoán cơ sở, và muốn thu lợi từ sự suy giảm đó hoặc bảo vệ vị thế hiện tại của họ. Đối lập với chiến lược dàn trải giá xuống là chiến lược dàn trải giá lên.

Chiến lược dàn trải giá lên (bull spread) được sử dụng bởi các nhà đầu tư mong đợi sự gia tăng vừa phải trong giá của chứng khoán cơ sở.

Phân loại

Có hai loại chiến lược dàn trải giá xuống mà một nhà giao dịch có thể bắt đầu.

Xây dựng chiến lược dàn trải giá xuống với quyền chọn mua

Để xây dựng chiến lược Bear spread với quyền chọn mua (call option), ta sẽ:

(1) Bán một quyền chọn mua với E1 = 9$ , P1 = 4$

(2) Mua một quyền chọn mua với E2 = 14$, P2 = 1$

Chiến lược dàn trải giá xuống (Bear Spread) là gì? - Ảnh 2.

Nguồn: vutuanhung.wordpress

Giải thích bảng lời/lỗ:

- St là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn. P1 và P2 là phí để mua quyền chọn.

- Ô B1 điền giá trị bất kì bé hơn E1, ô C1 điền giá trị E1, ô D1 điền giá trị E2, ô E1 điền giá trị bất kì lớn hơn E2.

- Ở dòng thứ hai, giá trị "-1" là số tiền nhà đầu tư phải trả để mua quyền chọn mua. "6-1" là mức lời (đã trừ số tiền mua quyền chọn).

- Ở dòng thứ ba, giá trị "+4" là số tiền nhà đầu tư nhận được khi bán quyền chọn mua. "4-5" và "4-11" là mức lỗ (đã cộng số tiền bán quyền chọn).

- Các giá trị lời lỗ ở dòng thứ tư bằng tổng các giá trị ở dòng hai và dòng ba (cộng theo chiều dọc).

Kết luận: Trong ví dụ trên lãi tối đa là 3$; lỗ tối đa là 2$

Xây dựng chiến lược dàn trải giá xuống với quyền chọn bán

Để xây dựng chiến lược Bear spread với quyền chọn bán (put option), ta sẽ:

(1) Bán một quyền chọn bán với E1 = 8$, P1 = 1$

(2) Mua một quyền chọn bán với E2 = 14$, P2 = 3$

Chiến lược dàn trải giá xuống (Bear Spread) là gì? - Ảnh 3.

Nguồn: vutuanhung.wordpress

Giải thích bảng lời/lỗ:

- St là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn. P1 và P2 là phí để mua quyền chọn.

- Ô B1 điền giá trị bất kì bé hơn E1, ô C1 điền giá trị E1, ô D1 điền giá trị E2, ô E1 điền giá trị bất kì lớn hơn E2.

- Ở dòng thứ hai, giá trị "-3" là số tiền nhà đầu tư phải trả để mua quyền chọn bán. "9-3" là mức lời (đã trừ số tiền mua quyền chọn).

- Ở dòng thứ ba, giá trị "+"1 là số tiền nhà đầu tư nhận được khi bán quyền chọn bán. "-3+1" là mức lỗ (đã cộng số tiền bán quyền chọn).

- Các giá trị lời lỗ ở dòng thứ tư bằng tổng các giá trị ở dòng hai và dòng ba (cộng theo chiều dọc).

Kết luận: Trong ví dụ trên lãi tối đa là 4$; lỗ tối đa là 2$

(Tài liệu tham khảo: Investopedia; vutuanhung.wordpress)

Thanh Tùng