|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thị trường giá xuống (Bear Market) là gì? Nguyên nhân gây ra thị trường giá xuống

11:19 | 03/09/2019
Chia sẻ
Thị trường giá xuống (tiếng Anh: Bear Market) khiến cho giá cổ phiếu ngày càng xuống thấp hơn. Việc hiểu nguyên nhân có thể cho các nhà đầu tư thấy trước các dấu hiệu để dự đoán thị trường giá xuống.
bear-market-1

Hình minh hoạ. Nguồn: wealthfactory.com

Thị trường giá xuống

Khái niệm

Thị trường giá xuống trong tiếng Anh là Bear Market.

Thị trường được coi là theo giá xuống với điều kiện là giá chứng khoán giảm 20% trở lên so với mốc giá cao nhất  trong bối cảnhnhà đầu tư trở nên tiêu cực và tâm lí bi quan. Thông thường, thị trường giá xuống có liên quan đến sự sụt giảm trong thị trường chung hoặc với chỉ số như S&P 500, nhưng một chứng khoán hoặc hàng hóa riêng lẻ có thể được coi là nằm trong thị trường giá xuống nếu chúng giảm giá hơn 20% trong một khoảng thời gian dài - thường là từ hai tháng.

Nguyên nhân dẫn tới thị trường giá xuống

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung, một nền kinh tế yếu hoặc tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến thị trường giá xuống. Dấu hiệu của một nền kinh tế yếu hoặc chậm lại thường là việc làm ít, thu nhập khả dụng thấp, năng suất thấp và lợi nhuận kinh doanh giảm.

Ngoài ra, bất kì sự can thiệp nào của chính phủ vào nền kinh tế cũng có thể gây nên thị trường giá xuống.Ví dụ, những thay đổi về thuế suất  có thể dẫn đến một thị trường giá xuống. 

Tương tự, sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư cũng có thể báo hiệu sự khởi đầu của một thị trường giá xuống. Khi các nhà đầu tư tin rằng một sự kiện bất lợi sắp xảy ra, thông thường họ sẽ hành động bằng cách bán bớt cổ phiếu để tránh thua lỗ.

Các giai đoạn của một thị trường giá xuống

Thị trường giá xuống thường có 4 giai đoạn khác nhau. 

1. Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi giá cao và tâm lí nhà đầu tư lạc quan. Đến cuối giai đoạn này, các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường và thu lợi nhuận. 

2. Trong giai đoạn thứ hai, giá cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh,  các giao dịch và lợi nhuận của công ty bắt đầu giảm và các chỉ số kinh tế có thể đã từng mang dấu hiệu tính cực, bắt đầu giảm dưới mức trung bình. Một số nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn.

3. Giai đoạn thứ ba cho thấy các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia vào thị trường, dẫn đến giá và khối lượng giao dịch tăng ít. 

4. Trong giai đoạn thứ tư và cuối cùng, giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng chậm đi. Khi giá chứng khoán thấp và các tin tốt bắt đầu thu hút các nhà đầu tư trở lại thị trường, thị trường giá xuống dần chuyển thành thị trường giá lên.

Ví dụ về thị trường giá xuống

Bong bóng của cuộc khủng hoảng vỡ nợ thế chấp nhà ở bắt kịp với thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm 2007. Khi đó, chỉ số S&P 500 đã chạm mức cao 1565,15 ngày 9 tháng 10. Đến ngày 5 tháng 3 năm 2009, chỉ số sụt xuống còn 682,55 do qui mô và sự lan toả của các vụ vỡ nợ do các khoản thế chấp nhà ở trở nên rõ ràng.

(Theo: investopedia.com)

Hằng Hà