|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là gì? Cách thức tiến hành

09:44 | 12/12/2019
Chia sẻ
Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước thanh toán chi trả.
4ff0006b8b2a62743b3b

Hình minh hoạ (Nguồn: 604now)

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước

Khái niệm

Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước thanh toán chi trả (gọi chung là người được hưởng) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 

Cách thức tiến hành

Cách thức tiến hành cụ thể là: Đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó, nơi người được hưởng mở tài khoản giao dịch.

Các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện

Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất, tất cả các khoản chi Ngân sách Nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ trong quá trình cấp phát, thanh toán. 

Các khoản chi phải có trong dự toán Ngân sách Nhà nước được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước chuẩn chi.

- Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án... sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước (gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước) phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; 

Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước.

- Thứ ba, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp; kiểm tra phương án phân bổ và giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp trên cho các đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới, nếu không đúng dự toán ngân sách được giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì yêu cầu điều chỉnh lại. 

Định , sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc, cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm định các báo cáo quyết toán đó để tổng hợp số liệu vào quyết toán chi Ngân sách Nhà nước.

- Thứ tư, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo đúng qui định; 

Tham gia với các cơ quan Tài chính, cơ quản quản Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng Ngân sách Nhà nước và xác nhận số thực chi Ngân sách Nhà nước qua kho bạc của các đơn vị.

Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện sau:

+ Không có trong dự toán ngân sách được giao;

+ Không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính Nhà nước;

+ Chưa được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

+ Không đủ các điều kiện chi theo qui định hiện hành về chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước (các điều kiện này sẽ có thay đổi theo thời gian cùng với việc hoàn thiện công tác quản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước).

- Thứ năm, lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi thường xuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại. 

Cụ thể: Phương thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản chi trả tiền lương và có tính chất như tiền lương sẽ khác với phương thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa và xây dựng nhỏ .v.v..

(Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

Diệu Nhi