|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chi đầu tư phát triển (Development investment expenditure) của ngân sách nhà nước là gì?

17:16 | 11/12/2019
Chia sẻ
Chi đầu tư phát triển (tiếng Anh: Development investment expenditure) của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
6-bu-o-c-de-n-tha-nh-co-ng-1236-1565061906

Hình minh hoạ (Nguồn: doanhnhansaigon)

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước

Khái niệm

Chi đầu tư phát triển dịch sang tiếng Anh là Development investment expenditure.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quĩ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn vào các hoạt động kinh tế - xã hội để mong nhận được những lợi ích kinh tế hoặc lợi ích xã hội lớn hơn trong tương lai.

Đầu tư phát triển là loại hình đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng qui mô vốn của nhà đầu tư và qui mô vốn trên phạm vi toàn xã hội. 

Thông qua đầu tư phát triển, cơ sở vật chất thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế được tăng cường, đổi mới, hoàn thiện, hiện đại hoá; 

Góp phần quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng cao, bền vững của nền kinh tế quốc dân. 

Vì vậy, hầu hết các quốc gia đều hết sức coi trọng và có những quốc sách đúng đắn về đầu tư phát triển.

Đặc điểm chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước

- Thứ nhất, chi đầu tư phát triển là khoản chi lớn của ngân sách nhà nước nhưng không có tính ổn định.

Qui mô và tỉ trọng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển trong từng thời phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và khả năng nguồn vốn ngân sách nhà nước, song nhìn chung các quốc gia luôn có sự ưu tiên ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển. 

Chi đầu tư phát triển là một khoản chi lớn của ngân sách nhà nước, có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỉ trọng trong tổng chi ngân sách nhà nước.

Tuy vậy, cơ cấu chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước lại không có tính ổn định giữa các thời phát triển kinh tế - xã hội. 

Thứ tự và tỉ trọng ưu tiên chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho từng nội dung chi, cho từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thường có sự thay đổi lớn giữa các thời

Chẳng hạn, sau một thời ưu tiên tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thì thời sau sẽ không cần ưu tiên đầu tư nhiều vào lĩnh vực đó nữa, vì hạ tầng giao thông đã tương đối hoàn chỉnh...

- Thứ hai, xét theo mục đích kinh tế - xã hội thì chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước mang tính chất chi cho tích lũy.

Chi đầu tư phát triển là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích luỹ tài sản của nền kinh tế quốc dân. 

Mặt khác, cơ sở vật chất thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước chính là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. 

Với ý nghĩa đó, chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là chi cho tích lũy.

- Thứ ba, phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời .

Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển là nhằm để thực hiện các mục tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời có ý nghĩa quyết định đến mức độ và thứ tự ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. 

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm để bảo đảm phục vụ tốt nhất việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiệu quả chi đầu tư phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí tài chính công, 2012, Đại học Thuỷ Lợi)

Diệu Nhi