|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Bố trí sử dụng lao động hiệu quả là gì? Tầm quan trọng và mục tiêu

09:57 | 08/04/2020
Chia sẻ
Bố trí sử dụng lao động hiệu quả là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí của tổ chức sao cho đạt kết quả lao động cao nhất.
Bố trí sử dụng lao động hiệu quả là gì? Tầm quan trọng và mục tiêu - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Elarna)

Bố trí sử dụng lao động hiệu quả

Khái niệm

Bố trí, sử dụng lao động hiệu quả đó là quá trình sắp đặt nhân lực vào các vị trí của tổ chức để khai thác, phát huy hiệu quả năng lực làm việc của người lao động sao cho đạt kết quả lao động cao nhất. 

Như vậy bố trí sử dụng lao động hiệu quả là cần phải biết sắp xếp hợp lí các mối quan hệ như đã được nêu trên, cần phải biết tổ chức quá trình lao động một cách khoa học và ứng dụng được các thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến vào trong hệ thống quản lí sản xuất. 

Tầm quan trọng của việc bố trí sử dụng lao động hiệu quả

Bố trí sử dụng lao động có ảnh hưởng đến các vấn đề như sau: 

- Ảnh hưởng đến năng suất lao động cao hay thấp trong toàn bộ doanh nghiệp. 

- Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm điều đó có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 

- Ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 

- Có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong doanh nghiệp 

Mục tiêu bố trí, sử dụng lao động hiệu quả 

Trong bất kì các doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công tác bố trí và sử dụng lao động cần phải đạt được các mục tiêu chính sau: 

- Đảm bảo bố trí lao động đúng người, đúng số lượng yêu cầu. 

Bố trí sử dụng lao động đúng người, đúng số lượng yêu cầu là công việc quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra trôi chảy. 

+ Bất kì hình thức nào số lượng lớn hơn yêu cầu hoặc thấp hơn yêu cầu đều có thể làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn, hoặc không hiệu quả. 

+ Việc bố trí không đúng người, đúng số lượng vào các vị trí công việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến năng suất và thời gian hoàn thành tiến độ công việc theo như kế hoạch đã định. 

+ Hơn thế nữa, nếu bố trí lao động không phù hợp với sở trường người lao động, chúng ta sẽ không phát huy được khả năng năng lực của mỗi người lao động. Điều này có thể dẫn đến làm cho người lao động có tâm lí chán nản, không gắn bó với công việc. 

+ Bố trí không đúng người, đúng việc còn tạo nên những tiềm ẩn những rủi ro trong các mối quan hệ giữa người với người trong quan hệ sản xuất. Nó có thể gây ra những mâu thuẫn trong tổ chức, gây khó khăn cho việc chi trả thù lao cho người lao động. 

+ Để bố trí sử dụng đúng người, đúng số lượng phù hợp yêu cầu công việc. Muốn vậy, người cán bộ quản lí cần hiểu đặc điểm công việc, qui trình công việc. 

Nói khác đi, người cán bộ quản lí cần phải biết phân tích công việc để xác định công việc đó cần trình độ, kĩ năng, kinh nghiệm gì? Phẩm chất gì là phù hợp? Số lượng người bao nhiêu là vừa đủ? Bố trí vượt quá yêu cầu sẽ làm năng suất lao động giảm và có thể dẫn đến các mối bất hoà về tị nạnh trong nhóm làm việc. 

Nếu bố trí thiếu có thể dẫn đến công việc bị gián đoạn và không thực hiện đúng tiến độ yêu cầu đề ra. 

- Đảm bảo bố trí lao động đúng nơi đúng chỗ, đúng thời điểm. 

Bố trí lao động còn phải đảm bảo việc đúng thời điểm công việc yêu cầu mới đảm bảo được hiệu quả của sản xuất. Trong những trường hợp lao động được bố trí sớm quá cũng chưa chắc đã tốt, gây ra sự lãng phí nguồn lực không cần thiết. 

Trái lại, bố trí muộn hơn yêu cầu có thể gây ra ách tắc sản xuất, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Tóm lại, trong việc bố trí nhân lực cần phải đảm bảo bố trí đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả cao.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị nhân sự, TS. Trương Minh Đức, Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Tuyết Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.