|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Băng thông rộng (Broadband) là gì? Cách thức hoạt động và ví dụ

17:38 | 20/05/2020
Chia sẻ
Băng thông rộng (tiếng Anh: Broadband) đề cập đến các công nghệ truyền tải dung lượng cao khác nhau được sử dụng để truyền dữ liệu, giọng nói và video qua khoảng cách xa và với tốc độ cao.
Băng thông rộng (Broadband) là gì? Cách thức hoạt động và ví dụ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: economy-ni.gov.uk)

Băng thông rộng 

Khái niệm

Băng thông rộng trong tiếng Anh là Broadband. 

Băng thông rộng đề cập đến các công nghệ truyền tải dung lượng cao khác nhau được sử dụng để truyền dữ liệu, giọng nói và video qua khoảng cách xa và với tốc độ cao.

Các phương tiện truyền dẫn phổ biến bao gồm cáp đồng trục, cáp quang và sóng vô tuyến.

Cách thức hoạt động của Băng thông rộng

Ngày nay, thảo luận về băng thông rộng thường tập trung vào việc sử dụng nó để cung cấp truy cập internet tốc độ cao.

Trong lịch sử, Internet băng thông rộng được xem là nhanh hơn kết nối internet quay số truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay các định nghĩa được yêu cầu rõ ràng hơn.

Chẳng hạn, Uy ban Truyền thông Liên bang của Mỹ (FCC) đã ra phán quyết vào năm 2015 rằng, để được coi là internet băng thông rộng, dịch vụ phải cung cấp tốc độ tải xuống và tải lên ít nhất tương ứng làn lượt là 25 megabit và 3 megabit.

Tuy nhiên, nói chung, hai đặc điểm để xác định băng thông rộng là tốc độ cao và có sẵn ở mọi thời điểm. Cả hai đặc điểm này phục vụ để phân biệt băng thông rộng với các kết nối quay số cũ. Kết nối Internet quay số chậm hơn, và chỉ khả dụngg khi người dùng yêu cầu cụ thể.

Do những lợi thế rõ ràng của nó so với các dịch vụ quay số, truy cập Internet băng thông rộng được cả người dùng cuối và chính phủ ưa thích.

Mặc dù có sức hấp dẫn rộng rãi, việc truy cập vào băng thông mà băng thông rộng cung cấp chỉ tập trung cao chỉ ở một số quốc gia.

Ví dụ về Băng thông rộng

Một khái niệm mới nổi của công nghệ truyền dẫn băng thông rộng là việc sử dụng các mạng vệ tinh tiên tiến để cung cấp truy cập Internet mà không cần đầu tư qui mô lớn vào cơ sở hạ tầng trên mặt đất.

Một ví dụ đáng chú ý của phương pháp mới nổi này là dự án Starlink hiện đang được theo đuổi bởi công ty phát triển và thăm dò không gian tư nhân, SpaceX.

Thông qua dự án này, Elon Musk, người sáng lập SpaceX đặt mục tiêu ra mắt một loạt 12.000 vệ tinh chưa từng có được thiết kế để hoạt động song song, cung cấp truy cập Internet vệ tinh tốc độ cao cho người dùng trên toàn thế giới.

Tính đến tháng 11 năm 2019, khoảng 120 vệ tinh đã được SpaceX triển khai theo chương trình mới này. Tuy nhiên, công ty ước tính rằng về lâu dài, dự án có thể đòi hỏi phải phóng tới 42.000 vệ tinh.

Nếu thành công, mục tiêu đã nêu của dự án là cung cấp dịch vụ Internet băng rộng chi phí thấp cho người dùng trên toàn thế giới, có khả năng vượt qua các nhà cung cấp viễn thông mặt đất.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng