|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Ban hội thẩm (Panel) của WTO là ai? Thành phần Ban hội thẩm WTO

11:48 | 27/11/2019
Chia sẻ
Ban hội thẩm (tiếng Anh: Panel) của WTO có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO.
aseankorea

Ban hội thẩm (Panel) (Nguồn: Geneva Network)

Ban hội thẩm (Panel)

Ban hội thẩm - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Panel.

Ban hội thẩm là một cơ quan tư pháp của WTO, có trách nhiệm xét xử các tranh chấp giữa các thành viên của WTO trong phiên tòa sơ thẩm. Ban hội thẩm thường bao gồm 3 đến 5 người. Ban hội thẩm không cố định thành viên mà được thay đổi cho mỗi tranh chấp khác nhau. (Theo World Trade Organization - WTO)

Ban hội thẩm của WTO được qui định trong thỏa thuận DSU.

Thành phần Ban hội thẩm của WTO

1. Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi: 

- Những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ, phi chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm đại diện của một Thành viên hoặc của một bên kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó;

- Những cá nhân đã từng làm việc trong Ban Thư , đã từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên.

2. Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.

3. Công dân của quốc gia là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 theo qui định không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

4. Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.

5. Ban Thư phải đề xuất việc bổ nhiệm ban hội thẩm với các bên có tranh chấp. Các bên tranh chấp phải không được phản đối việc bổ nhiệm trừ khi có những lí do bắt buộc.

6. Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Các Thành viên không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban hội thẩm.

7. Khi một tranh chấp xảy ra giữa một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển, nếu có yêu cầu của quốc gia đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một quốc gia đang phát triển. (Theo Dispute Settlement Understanding - DSU, Thư Viện Pháp Luật)

Hoàng Huy