|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU) là gì?

16:19 | 26/11/2019
Chia sẻ
Thỏa thuận DSU (tiếng Anh: Dispute Settlement Understanding, viết tắt: DSU) là thỏa thuận về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO.
aseankorea

Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU) (Nguồn: jagranjosh)

Thỏa thuận DSU (Dispute Settlement Understanding - DSU)

Thỏa thuận DSU - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Dispute Settlement Understanding, viết tắt là DSU.

Thỏa thuận DSU hay còn được gọi là Thỏa thuận về các Qui tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, được qui định trong Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh về việc thành lập WTO.

Thỏa thuận DSU thiết lập các qui tắc và thủ tục quản lí các tranh chấp khác nhau phát sinh theo các Thỏa thuận được bảo vệ của Đạo luật mới nhất của Vòng đàm phán Uruguay tháng 01/2015. (Theo World Trade Organization - WTO)

Thực trạng thực hiện thỏa thuận DSU

Với việc thành lập WTO, các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp phải tuân theo cùng một bộ qui tắc và các cam kết tương tự như nhau. Một Bản ghi nhớ mới về giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding – DSU) đã được đàm phán để thực thi kỉ luật đa phương. 

DSU được dư luận rộng rãi coi là một trong những kết quả tích cực của vòng đàm phán Uruguay, đánh dấu một bước tiến hướng đến một hệ thống tự động và dựa trên luật lệ hơn. Chương này đánh giá hoạt động của DSU từ quan điểm của các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, hầu hết các điều khoản trong DSU về các nước đang phát triển tỏ ra có tính chất tuyên bố hơn là có hiệu lực thực tế.

Ví dụ, khái niệm "đặc biệt chú ý" đến các vấn đề và quyền lợi của các nước đang phát triển trong quá trình tham vấn, không có nội dung hành động, và cũng chưa được phát triển trong các báo cáo của nhóm chuyên gia hoặc của cơ quan phúc thẩm.

Mặc dù trong một vụ tranh chấp, điều khoản này đã được nhắc đến trong một cuộc họp của DSB để ủng hộ lập trường của một nước đang phát triển, không hề có cuộc thảo luận đáng kể nào về khái niệm "đặc biệt chú ý".

Vấn đề tương tự nảy sinh với các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (Special and Differential – S&D) trong các hiệp định như Hiệp định về chống phá giá. 

Mặc dù vài nhóm chuyên gia đã xem xét các điều khoản S&D, vì các điều khoản này được viện đến trong chưa tới 10 vụ tranh chấp có liên quan đến các nước đang phát triển nên có vẻ như chúng không phù hợp cho lắm đối với các nước này trong việc bảo vệ cũng như đòi hỏi các quyền của mình. (Theo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Bernard Hoekman

Hoàng Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.