|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB (Dispute Settlement Body) là gì?

09:47 | 27/11/2019
Chia sẻ
Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB (tiếng Anh: Dispute Settlement Body, viết tắt: DSB) là cơ quan được thành lập theo thỏa thuận DSU.
aseankorea

Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB (Dispute Settlement Body) (Nguồn: tralac)

Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB (Dispute Settlement Body)

Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB - danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Dispute Settlement Body, viết tắt là DSB.

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) hay còn được biết đến là Đại hội đồng của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. DSB có nhiệm vụ thành lập các hội đồng giải quyết tranh chấp liên quan đến bất kì thỏa thuận nào được qui định trong đạo luật cuối của vòng đàm phán Uruguay. 

DSB được thành lập và hoạt động dựa trên qui định của thỏa thuận DSU. (Theo World Trade Organization - WTO)

Quyền hạn của DSB

DSB có quyền tổ chức các cơ quan giải quyết tranh chấp khác bao gồm Ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.

Ban hội thẩm (Panel)

Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh chấp. 

Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 - 5 thành viên hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất quốc gia nào, có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. 

Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp. 

Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp.

Cơ quan Phúc thẩm (SAB)

Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm 4 năm. Các thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan.

Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. 

Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.

SAB là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới. (Theo VCCI)

Hoàng Huy

NHNN: Thông tin về thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá là không chính xác
Đại diện NHNN cho rằng cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm và biên độ +/-5% hiện nay đã đủ dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt. Một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá là không chính xác và không phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường.