|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) và các tác động đến thương mại quốc tế

10:32 | 17/09/2019
Chia sẻ
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt: WTO) là tổ chức quốc tế đề ra và giám sát những qui tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới, với nỗ lực chính nhằm mở rộng hoạt động thương mại toàn cầu.
wto-agencies

Hình minh họa. Nguồn: economictimes.indiatimes.com

Tổ chức Thương mại Thế giới

Khái niệm

Tổ chức Thương mại Thế giới trong tiếng Anh là World Trade Organization, viết tắt là WTO.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào năm 1995, là một tổ chức quốc tế giám sát các qui tắc thương mại toàn cầu giữa các quốc gia. Nó thay thế Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947.

WTO dựa trên các thỏa thuận được kí kết bởi hầu hết các quốc gia thương mại trên thế giới. Chức năng chính của WTO là giúp các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu bảo vệ và quản lí doanh nghiệp của họ. Tính đến năm 2019, WTO có 164 quốc gia thành viên, trong đó Liberia và Afghanistan là những thành viên mới nhất, đã tham gia vào tháng 7 năm 2016.

Bản chất của WTO

WTO về cơ bản là một thực thể giải quyết tranh chấp hoặc hòa giải thay thế nhằm duy trì các qui tắc thương mại quốc tế giữa các quốc gia. WTO cung cấp một nền tảng cho phép các chính phủ thành viên đàm phán và giải quyết các vấn đề thương mại với các thành viên khác. 

Trọng tâm chính của WTO là cung cấp các phương thức giao tiếp liên quan đến thương mại giữa các thành viên.

Ví dụ, WTO đã hạ thấp các rào cản và thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thành viên. Mặt khác, tổ chức này cũng duy trì các rào cản thương mại nếu hành động này mang lại ý nghĩa tác động tốt đến thương mại toàn cầu. Do đó, WTO cố gắng cung cấp các đàm phán hòa giải có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.

Sau khi các cuộc đàm phán hoàn tất và một thỏa thuận được đề ra, WTO sẽ đề nghị giải thích thỏa thuận đó trong trường hợp có tranh chấp trong tương lai. Tất cả các hiệp định của WTO đều bao gồm quá trình giải quyết, theo đó WTO sẽ tiến hành giải quyết xung đột một cách trung lập và hợp pháp.

Sẽ không thể có các cuộc đàm phán, hòa giải hoặc giải quyết nếu không có các hiệp định WTO làm nền tảng. Các hiệp định này đặt ra các qui tắc pháp lí nền tảng cho thương mại quốc tế mà WTO giám sát. 

Chúng ràng buộc một chính phủ quốc gia với một loạt các qui định phải tuân thủ khi thiết lập các chính sách thương mại trong tương lai. Các thỏa thuận này bảo vệ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời khuyến khích chính phủ các quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.

Tác động của WTO

Xuyên suốt lịch sử thương mại quốc tế, chủ nghĩa bảo hộ và thương mại tự do đã đấu tranh lẫn nhau, và WTO đã thúc đẩy toàn cầu hóa. Các nỗ lực của WTO đã tăng cường mở rộng thương mại toàn cầu, nhưng cũng đi kèm với các tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương và nhân quyền.

Những người ủng hộ WTO, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia tin rằng tổ chức này có lợi cho kinh doanh và cho rằng sự kích thích thương mại tự do và giảm tranh chấp thương mại là có lợi cho nền kinh tế toàn cầu. 

Những người hoài nghi tin rằng WTO làm suy yếu các nguyên tắc của dân chủ hệ thống và gia tăng khoảng cách giàu nghèo quốc tế. Họ chỉ ra rằng sự suy giảm của các ngành công nghiệp nội địa và ảnh hưởng gia tăng của nước ngoài là tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.