|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Xuất khẩu trực tiếp (Direct exporting) là gì? Thuận lợi và khó khăn

15:15 | 02/12/2019
Chia sẻ
Xuất khẩu trực tiếp (tiếng Anh: Direct exporting) là một trong những cách thức để thâm nhập vào một thị trường.
Xuất khẩu trực tiếp

Hình minh họa (Nguồn: 123rf)

Xuất khẩu trực tiếp

Khái niệm

Xuất khẩu trực tiếp trong tiếng Anh gọi là: Direct exporting.

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. (Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Lựa chọn cách thức để thâm nhập vào một thị trường cụ thể là một trong số những quyết định quan trọng nhất của nhà xuất khẩu vì nó có tác động đáng kể đến một loạt kế hoạch tiếp thị quốc tế. 

Khi lựa chọn một mô hình cách thức thâm nhập, nhà xuất khẩu phải xem xét những yếu tố tương ứng giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, cần bao nhiêu dịch vụ hậu mãi, thuế hải quan và vận chuyển, các yêu cầu về thời gian dẫn đầu, nhận thức về thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ và lợi thế cạnh tranh. 

Xuất khẩu trực tiếp là một trong những lựa chọn chính đối với việc tiếp cận thị trường.

Nhà sản xuất - xuất khẩu thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, từ việc nhận biết khách hàng đến việc thu tiền. Doanh nghiệp có thể phải thành lập một bộ phận xuất khẩu độc lập với một khoản ngân sách cần thiết để thực hiện việc này. 

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi đối với doanh nghiệp là: 

- Hoàn toàn kiểm soát được quá trình xuất khẩu; 

- Tăng lợi nhuận biên bằng cách tiết kiệm chi phí trung gian; và 

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng ở nước ngoài. 

Khó khăn đối với doanh nghiệp là: 

- Chi phí thiết lập thị trường khác có thể cao hơn lợi ích thu được từ xuất khẩu trực tiếp; và 

- Người xuất khẩu có thể gặp phải những rủi ro. 

Một biện pháp xuất khẩu trực tiếp đối với SME là hãy cùng nhau thành lập một hiệp hội xuất khẩu. Chính phủ thường phân bổ những lợi ích đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ - những doanh nghiệp thành lập hiệp hội xuất khẩu với các SME khác. 

Loại hình liên kết này có thể là rất hữu ích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu kinh nghiệm.

(Tài liệu tham khảo: Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, Trung tâm Thương mại quốc tế và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới)

Tuyết Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.