|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chứng từ tạm quản (Temporary Admission) là gì?

14:23 | 29/11/2019
Chia sẻ
Chứng từ tạm quản (tiếng Anh: Temporary Admission) là một chứng từ hải quan quốc tế.
aseankorea

Chứng từ tạm quản (Temporary Admission) (Nguồn: Tibagroup)

Chứng từ tạm quản (Temporary Admission)

Chứng từ tạm quản - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Temporary Admission.

Chứng từ tạm quản là chứng từ hải quan quốc tế được chấp nhận như một loại tờ khai hải quan cho phép nhận diện hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) và dùng để bảo đảm thanh toán quốc tế các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác. (Theo World Customs Organization)

Bảo đảm và phát hành chứng từ tạm quản

Phát hành

Theo các qui định và các loại hình bảo đảm mà bên tham gia Công ước chấp thuận, mỗi bên kết có thể cho phép các Hiệp hội bảo đảm đóng vai người bảo đảm và phát hành các chứng từ tạm quản hoặc trực tiếp hoặc thông qua các Hiệp hội phát hành.

Một Hiệp hội bảo đảm chỉ được một bên tham gia Công ước chấp thuận nếu nó mở rộng những trọng trách mà Hiệp hội đó phải thực hiện đối với các hoạt động được nêu trong chứng từ tạm quản do các Hiệp hội tương đương phát hành.

Các hiệp hội phát hành không cấp chứng từ tạm quản có thời gian sử dụng quá một năm tính kể từ ngày cấp.

Mọi sửa đổi các chỉ dẫn trong chứng từ tạm quản của tổ chức phát hành nào đó phải được tổ chức đó hoặc Hiệp hội bảo đảm phê chuẩn. Sau khi cơ quan hải quan của lãnh thổ tạm quản chấp thuận chứng từ hải quan, không được sửa đổi bất cứ chi tiết nào nếu không có sự đồng ý của cơ quan hải quan.

Sau khi cấp sổ ATA, không được điền thêm mặt hàng nào vào danh mục hàng hoá đã được liệt kê trong mặt sau của bìa sổ và trường hợp cần vào các tờ rơi phụ (danh mục tổng quát).

Các chi tiết sau đây phải được thể hiện trên chứng từ tạm quản:

- Tên Hiệp hội phát hành

- Tên của chuỗi bảo đảm quốc tế

- Tên nước hay lãnh thổ hải quan mà chứng từ tạm quản có giá trị, và

- Tên các Hiệp hội bảo đảm của các nước hay lãnh thổ hải quan được nói đến

Bảo đảm

Mỗi Hiệp hội bảo đảm phải chịu trách nhiệm với cơ quan hải quan của bên tham gia Công ước nơi Hiệp hội đó đặt trụ sở, sẽ trả khoản thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, các khoản tiền khác bắt buộc ngoại trừ khoản tiền trong trường hợp chủ hàng không tuân thủ các qui định tạm quản hoặc quá cảnh hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) được đưa vào trong lãnh thổ này dưới sự bảo hộ của chứng từ tạm quản do một Hiệp hội phát hành tương ứng cho ra đời. 

Hiệp hội có trách nhiệm cùng với các cá nhân nợ các món tiền nêu ở trên, trả cho được các khoản tiền này. (Theo Istanbul Convention, Thư Viện Pháp Luật)

Hoàng Huy