|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành (Lead Underwriter) là gì? Đặc điểm và trách nhiệm lớn nhất

10:02 | 22/11/2019
Chia sẻ
Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành (tiếng Anh: Lead Underwriter) là một ngân hàng đầu tư hoặc tổ chức tài chính khác được chọn là người đứng đầu tổ chức bảo lãnh phát hành để thực hiện đợt IPO hoặc chào bán thứ cấp cho các công ty đã giao dịch công khai.
a52489b0-36bb-11e9-9b32-4ba8ea093719

Hình minh họa. Nguồn: Thestreet.com

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành

Khái niệm

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành hay trưởng nhóm bao tiêu trong tiếng Anh là Lead Underwriter.

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành là một ngân hàng đầu tư hoặc tổ chức tài chính khác được chọn là người đứng đầu tổ chức bảo lãnh phát hành để thực hiện đợt IPO hoặc chào bán thứ cấp cho các công ty đã giao dịch công khai.

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành thường sẽ làm việc với các ngân hàng đầu tư khác để thành lập một tổ chức bảo lãnh phát hành hay nhóm các tổ chức bảo lãnh phát hành. 

Tổ chức bảo lãnh phát hành là lực lượng bán hàng ban đầu cho công ty phát hành cổ phiếu

Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành sẽ đánh giá tài chính của công ty và các điều kiện thị trường hiện tại để xác định giá trị ban đầu và số lượng cổ phiếu sẽ được bán.     

Cổ phiếu công ty này sau đó sẽ được bán cho các khách hàng tổ chức và cá nhân. 

Những cổ phiếu này sẽ được tính một khoản hoa hồng bán hàng kèm theo khá cao (cao nhất có thể từ 6 đến 8 %) cho tập đoàn bao tiêu. Phần lớn cổ phiếu được nắm giữ bởi trưởng nhóm bảo lãnh phát hành.   

Đặc điểm Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành 

trưởng nhóm bảo lãnh phát hành cho đợt chào bán cổ phiếu, đặc biệt là IPO, có thể đem lại khoản cho vay Payday lớn nếu thị trường cho thấy nhu cầu cao đối với cổ phiếu. 

Thông thường, công ty phát hành cổ phiếu sẽ cho quyền trưởng nhóm bảo lãnh phát hành phân bổ quá mức cổ phần nếu có nhu cầu thị trường cao, được gọi là quyền chọn Greenshoe

Quyền chọn này cho phép các nhà bảo lãnh phát hành kiếm được nhiều tiền hơn do lượng cổ phiếu được bán tăng lên.  

Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro tiềm tàng khi phát hành cổ phiếu bảo lãnh - bất kì một công ty nào cũng có thể xuống dốc trên thị trường mở khi bắt đầu giao dịch công khai. 

Đây là lí do tại sao các ngân hàng đầu tư lớn tìm cách tiến hành nhiều đợt phát hành cổ phiếu đa dạng trong một năm.    

Đối với công ty phát hành cổ phiếu, một hoặc hai đợt phát hành lớn mỗi năm có thể đủ để đáp ứng các mục tiêu thu nhập của họ. Ngược lại, các điều kiện thị trường sẽ quyết định mức lợi nhuận tương đối mà các ngân hàng đầu tư có thể kiếm được từ các đợt phát hành này. 

Trong giai đoạn thị trường phát triển mạnh vào cuối những năm 1990 ở Mỹ, các ngân hàng đầu tư kiếm được món hời lớn khi các nhà đầu tư nóng lòng đầu tư bất kì cổ phiếu mới nào được tung ra thị trường. 

Ngoài ra, các ngân hàng đầu tư còn giao dịch chúng với giá cao hơn nhiều lần trên sàn giao dịch do thị trường rất tích cực trong khoảng thời gian này. 

Khi thị trường sụp đổ vào cuối năm 2000, cộng đồng bảo lãnh phát hành chuyển sang chế độ ngủ đông, thậm chí họ còn khuyên những công ty tư nhân tốt hãy "chờ qua cơn bão" trước khi phát hành công khai.   

Trách nhiệm lớn nhất của Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành 

Xác định giá chào bán cuối cùng là một trong những trách nhiệm lớn nhất của một Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành

- Đầu tiên, giá bán xác định số tiền thu được cho tổ chức phát hành. 

- Thứ hai, nó xác định mức độ dễ dàng để bán chứng khoán cho người mua của nhà bảo lãnh phát hành.

Thông thường, công ty phát hành và Trưởng nhóm bảo lãnh phát hành sẽ làm việc với nhau để xác định giá. 

Khi hai bên đồng ý về giá bán chứng khoán và Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch (SEC) duyệt giải trình đăng kí phát hành, các nhà bảo lãnh phát hành sẽ gọi cho các nhà đầu tư đã đăng kí mua để xác nhận lệnh mua của họ. 

Nếu nhu cầu quá cao so với dự kiến, các nhà bảo lãnh phát hành và công ty phát hành có thể tăng giá và xác nhận lại giao dịch với các nhà đầu tư đã đăng kí.   

(Theo Investopedia)

Lê Thảo