|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phát hành cổ phiếu (Capital Issue) là gì? Điều kiện phát hành cổ phiếu

09:34 | 23/08/2019
Chia sẻ
Bên cạnh vốn góp ban đầu và lợi nhuận giữ lại, một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng khác là phát hành cổ phiếu (tiếng Anh: Capital Issue) để huy động vốn cho doanh nghiệp.
stock-market-chart-1491357094603

Hình minh họa (Nguồn: cafef.vn)

Phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu trong tiếng Anh gọi là Capital Issue.

Bên cạnh vốn góp ban đầu và lợi nhuận giữ lại, một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng khác là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn, làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp tác đối với thu nhập ròng và tài sản của công ty cổ phần.

Điều kiện phát hành cổ phiếu

Giới hạn phát hành

Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốn khác nhưng có những tính hạn chế và các ràng buộc cần được doanh nghiệp cân nhắc kĩ lưỡng. Giới hạn phát hành là một qui định ràng buộc có tính pháp

Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Đây là một trong những qui định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm quản và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán.

Mệnh giá và thị giá

Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá, giá cả cổ phiếu trên thị trường gọi là thị giá. Giá trị của cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách kế toán của công ty gọi là giá trị ghi sổ.

Mệnh giá không chỉ được ghi trên mặt cổ phiếu mà còn được ghi rõ trong giấy phép phát hành và trên sổ sách kế toán của công ty. Tuy nhiên, mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi phát hành cổ phiếu và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi cổ phiếu được phát hành.

Quyền hạn của cổ đông

Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những chủ sở hữu của doanh nghiệp, do đó họ có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty. Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp có một số lượng lớn cổ đông, nên mỗi cổ đông chỉ có một giới hạn quyền lực nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên của ban giám đốc. Một số công việc hay những vấn đề đặc biệt cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đông.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2017)

Đỗ Hải Yến