|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tranh chấp lao động (Labour dispute) là gì? Phân loại và đặc điểm

16:19 | 15/11/2019
Chia sẻ
Tranh chấp lao động (tiếng Anh: Labour dispute) là sự tranh chấp giữa một bên là một hoặc nhiều người thuê lao động hoặc tổ chức của giới chủ, và một bên là một hoặc nhiều công nhân hoặc tổ chức công đoàn.
China_Labor_Laws_How_to_Handle_Labor_Disputes_And_Stay_Out_of_Court

Hình minh hoạ (Nguồn: psschina)

Tranh chấp lao động

Khái niệm

Tranh chấp lao động trong tiếng Anh được gọi là Labour dispute.

Tranh chấp lao động là sự tranh chấp giữa một bên là một hoặc nhiều người thuê lao động hoặc tổ chức của giới chủ, và một bên là một hoặc nhiều công nhân hoặc tổ chức công đoàn. 

Tranh chấp cơ bản thường liên quan đến các điều khoản thuê lao động: tuyển dụng, sa thải, đình chỉ công việc, phân công lao động giữa công nhân với nhau, kỉ luật, v,v…..Tranh chấp lớn có thể dẫn tới sự đình công của công nhân hoặc tạm ngừng sản xuất của giới chủ.

Tranh chấp lao động có thể được giải quyết bằng nhiều cách như thỏa thuận tự nguyện giữa các bên liên quan sau khi thương lượng tập thể hoặc thông qua cơ quan trung gian, hòa giải.

Phân loại tranh chấp lao động

- Tranh chấp lao động được chia thành: Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể.

+ Tranh chấp lao động cá nhânTranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình áp dụng các qui phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể. 

Nội dung của những Tranh chấp lao động này là quyền và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động.

+ Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động. Nội dung của Tranh chấp lao động tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. 

Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp.

- Tranh chấp lao động về quyền và Tranh chấp lao động về lợi ích

+ Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được qui định trong pháp luật, hợp đồng lao động hoặc các qui định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.

+ Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật qui định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong thoả ước tập thể.

Đặc điểm cơ bản của tranh chấp lao động

Mâu thuẫn về lợi ích được bộc lộ thành xung đột: Điều kiện tiên quyết để có tranh chấp lao động là phải có xung đột. Đó là những mâu thuẫn lợi ích về về vấn đề cùng quan tâm. Nếu những mâu tuẫn ở dạng tiềm ẩn thì không thể phát sinh tranh chấp lao động. Đó chỉ được xem là những bất bình trong quá trình lao động.

Một bên hành động đơn phương: Sự bộc lộ của xung đột đã vượt qua giai đoạn tranh luận và chuyển sang giai đoạn hành động. 

Trong giai đoạn tranh luận xung đột mới hiểu hiện thành các tuyên bố, thống báo, khuyến nghị… Nhưng muốn trở thành tranh chấp lao động, xung đột phải được đẩy lên một nấc thang cao hơn đó hành động (bao gồm cả quyết định và thực thi quyết định).

Bên khác có những hành động phản đối, ngăn cản: Nếu một bên hoạt động đơn phương mà bên kia không dám bộc lộ sự phản đối hay chỉ dám bộc lộ sự phản đối một cách chính thức hay hành động ngăn cản sẽ không có tranh chấp. Khi đó, hệ quả là xung đột gia tăng nhưng tranh chấp lao động vẫn chưa xuất hiện. 

Nhưng nếu, bên còn lại có hành động phản ưng hay ngăn cản (như: đơn khiếu nại, yêu cầu bên thứ ba can thiệp, hành động trả đũa, không thực thi quyết định… thì lúc đó tranh chấp đã xuất hiện.

Có sự cân bằng tương đối về quyền lực giữa hai bên: Quyền lực được hiểu là khả năng gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác. Quyền lực có được nhờ sở hữu những yếu tố có tính cần thiết và khan hiếm đối với người khác.

Mối quan hệ lao động có xu hướng tiến tới trạng thái "căng cứng": Khi tranh chấp lao động xảy ra các bên sẽ tìm mọi cách để gây áp lực lên hành vi của nhau. Do đó mối quan hệ lao động luôn có xu hướng tiến tới trạng thái căng cứng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương. Luật Trí Minh)

Diệu Nhi