Trái phiếu quốc tế chính phủ (Sovereign Bond) là gì? Đặc điểm Trái phiếu quốc tế chính phủ
Hình minh họa. Nguồn: Economictimes.com
Trái phiếu quốc tế chính phủ
Khái niệm
Trái phiếu quốc tế chính phủ trong tiếng Anh là Sovereign Bond.
Trái phiếu quốc tế chính phủ là một chứng khoán nợ được phát hành bởi một chính phủ quốc gia bằng ngoại tệ.
Trái phiếu quốc tế chính phủ là trái phiếu chính phủ được phát hành bằng ngoại tệ.
Trái phiếu chính phủ phát hành bằng tiền nội địa không được hầu hết các chính phủ ưa chuộng do tiền tệ trên mệnh giá trái phiếu càng kém ổn định, rủi ro của các trái chủ phải càng cao.
Chính phủ Việt Nam tính đến hiện tại có ba lần phát hành trái phiếu chính phủ: lần đầu tiên vào năm 2005, lần thứ hai và thứ ba lần lượt là năm 2010 và năm 2014.
Mức lãi suất cố định trái phiếu đợt phát hành năm 2014 ở mức 4,8%/năm, thấp hợn so với hai đợt phát hành trước đó (lãi suất trái phiếu phát hành năm 2005 là 6,875%/năm và năm 2010 là 6,755%/năm).
Đặc điểm Trái phiếu quốc tế chính phủ
Chính phủ một quốc gia có nền kinh tế không ổn định có xu hướng đặt mệnh giá trái phiếu chính phủ của họ bằng tiền tệ của một quốc gia khác có nền kinh tế ổn định.
Do rủi ro vỡ nợ tiềm tàng càng cao, trái phiếu quốc tế chính phủ càng có mức chiết khấu nhiều hơn.
Rủi ro vỡ nợ của trái phiếu quốc tế chính phủ được đánh giá bởi các thị trường nợ quốc tế biểu thị qua lợi suất của trái phiếu. Các trái chủ thường yêu cầu lợi suất cao hơn cho trái phiếu có rủi ro lớn hơn.
Ví dụ, từ ngày 24 tháng 5 năm 2016 trái phiếu quốc tế chính phủ 10 năm do chính phủ Canada phát hành mang lại lợi suất 1,34%, trong khi trái phiếu quốc tế chính phủ 10 năm do chính phủ Brazil phát hành mang lại lợi suất 12,84%.
Sự chênh lệch 1150 điểm cơ bản này cho thấy vị trí tài chính của cả hai chính phủ và mức tín nhiệm cao hơn nhiều của chính phủ Canada.
Phát hành Trái phiếu quốc tế chính phủ
Tính đến năm 2014, các khoản nợ công được phát hành bằng năm loại tiền tệ phổ biến nhất trên toàn cầu là đô la Mỹ, bảng Anh, đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ và đồng yên Nhật, chiếm 97% tổng số nợ phát hành.
Các quốc gia sở hữu các đồng tiền trên chỉ phát hành 83% tổng nợ. Phần còn lại là các khoản nợ phát hành bởi các nước kém phát triển gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng tiền tệ của họ ra thị trường quốc tế do đó phải phát hành nợ bằng ngoại tệ với trái phiếu quốc tế chính phủ.
Điều này là do một số lí do:
- Đầu tiên, các nhà đầu tư coi chính phủ các nước nghèo kém minh bạch và dễ bị tham nhũng hơn, vì vậy làm tăng khả năng các khoản vay và đầu tư cho chính phủ được sử dụng một cách không hiệu quả.
- Thứ hai, các nước nghèo có xu hướng bất ổn hơn dẫn đến tỉ lệ lạm phát cao hơn, làm giảm tỉ lệ lợi nhuận thực tế mà các nhà đầu tư nhận được.
Hạn chế của Trái phiếu quốc tế chính phủ
Việc các nước kém phát triển buộc phải vay bằng ngoại tệ sẽ góp phần làm xấu thêm tình hình kinh tế của họ nếu có biến động tiền tệ lớn trên thị trường khiến cho chi phí vay của họ cao hơn.
Ví dụ, giả sử chính phủ Indonesia phát hành trái phiếu bằng đồng yên Nhật để thu hút vốn với lãi suất vay là 5% Trong suốt thời gian đến kì đáo hạn của trái phiếu, đồng rupiah của Indonesia mất giá 10% so với đồng yên Nhật.
Vì vậy, lãi suất thực tế mà chính phủ Indonesia phải trả là 15% nếu số vốn được sử dụng vào các hoạt động của chính phủ Indonesia được thực hiện bằng đồng rupiah.
(Theo Investopedia)