|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tiêu chuẩn tín dụng (Credit standards) là gì? Nguyên tắc 4C

11:01 | 12/10/2019
Chia sẻ
Tiêu chuẩn tín dụng (tiếng Anh: Credit standards) là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận của những khách hàng mua chịu.
Credit-Standards-Easing

Hình minh hoạ (Nguồn: blogics)

Tiêu chuẩn tín dụng

Khái niệm

Tiêu chuẩn tín dụng trong tiếng Anh được gọi là Credit standards.

Tiêu chuẩn tín dụng là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận của những khách hàng mua chịu. 

Theo nguyên tắc này những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại. 

Để đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng có thể bằng cách thay đổi những tiêu chuẩn tín dụng. 

Một doanh nghiệp có thể tác động lên doanh số bán của họ khi tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao hơn, doanh số bán sẽ giảm và ngược lại, khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp thì doanh số bán sẽ tăng lên. 

Thông thường, khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ thu hút được nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn. Hơn nữa, khi kì thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợ khó đòi hay thua lỗ cùng tăng lên và chi phí thu tiền cũng cao hơn. 

Do đó, về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng được lựa chọn khi ra quyết định nhưng trong thực tế chỉ có một lượng hạn chế trong đó được sử dụng. 

Về mặt lí luận, tiêu chuẩn tín dụng có thể hạ thấp đến mức mà tính sinh lời của lượng bán tăng thêm vượt quá chi phí cho khoản phải thu tăng thêm. 

Chi phí tăng thêm khi hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng:

- Qui mô bộ phận tín dụng tăng lên

- Công việc hành chính nhiều và phức tạp hơn

- Chi phí quản lí khoản phải thu tăng

- Mất mát tăng thêm

- Chi phí cơ hội vốn tăng thêm

Tóm lại, chi phí cơ hội vốn có thể xuất hiện từ việc tăng khối lượng bán và làm chậm trễ thời gian thanh toán từ khách hàng. 

Chính sách tín dụng tối ưu bao gồm việc mở tín dụng sao cho khả năng sinh lời biên tăng thêm ở lượng bán tăng thêm cân bằng với chi phí cần thiết của khoản đầu tư tăng thêm vào khoản phải thu để có lượng bán này.

Phương pháp đánh giá vị thế tín dụng khách hàng

Phần lớn các khách hàng là đại , hiệu buôn tư nhân, hoạt động kinh doanh ngoài phạm vi quản trực tiếp của nhà nước nên không hạch toán sổ sách rõ ràng vì thế không thể đánh giá khách hàng thông qua tài chính cũng như tỉ suất tín dụng của họ. 

Để phân tích vị thế tín dụng của khách hàng ta có thể dựa trên nguyên tắc "4 C":

- Character: đặc điểm, bản chất tín dụng, thể hiện xử sự của khách hàng trong quá khứ. 

Tất nhiên, không thể đo lường một cách chính xác về tư cách tín dụng của khách hàng nhưng cũng có thể đánh giá điều này dựa trên các dữ liệu về những lần mua hàng trước đó, qua đó có thể thấy khách hàng tiềm năng thanh toán các khoản nợ như thế nào.

- Capital: đề cập đến khả năng thanh toán các món nợ, có thể đánh giá tiêu thức này dựa trên khả năng thanh toán hiện tại và dòng lưu kim liên quan đến tổng số nợ, cũng như thời điểm phải trả của chúng. 

Còn các yếu tố về vốn và sự đo lường về sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng, yếu tố này đánh giá bằng việc phân tích các báo cáo tài chính. 

- Collater: đề cập đến thế chấp và bảo lãnh, bất cứ tài sản riêng nào của khách hàng có thể đảm bảo cho các khoản nợ và sự bảo lãnh của ngân hàng.

- Conditions: đề cập đến các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát.

(Tài liệu tham khảo: Lí thuyết về chính sách tín dụng, ĐH Duy Tân)

Diệu Nhi