|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ ngưỡng (Hurdle Rate) là gì? Đặc điểm của Tỉ lệ ngưỡng

10:54 | 26/03/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ ngưỡng (tiếng Anh: Hurdle rate) là tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu của một dự án hoặc đầu tư theo yêu cầu của người quản lí hoặc nhà đầu tư.
Tỉ lệ ngưỡng (Hurdle Rate) là gì? Đặc điểm của Tỉ lệ ngưỡng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Financial Investigator.

Tỉ lệ ngưỡng

Khái niệm

Tỉ lệ ngưỡng hay ngưỡng thu hồi vốn trong tiếng Anh là Hurdle Rate.

Tỉ lệ ngưỡng là tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu của một dự án hoặc đầu tư theo yêu cầu của người quản lí hoặc nhà đầu tư. Nó cho phép các công ty đưa ra quyết định quan trọng về việc có nên theo đuổi một dự án cụ thể hay không. 

Tỉ lệ ngưỡng mô tả mức bồi thường thích hợp cho mức độ rủi ro hiện tại - các dự án rủi ro cao thường có mức tỉ lệ ngưỡng cao hơn so với các dự án có rủi ro thấp. Để xác định tỉ lệ này, phải xem xét những yếu tố như: rủi ro liên quan, chi phí vốn và lợi nhuận của các khoản đầu tư hoặc dự án tiềm năng khác.

Đặc điểm của Tỉ lệ ngưỡng

Tỉ lệ ngưỡng rất quan trọng trong giới kinh doanh, đặc biệt là đối với những kế hoạch và dự án trong tương lai. Các công ty xác định liệu họ có nên đảm nhận các dự án vốn dựa trên mức độ rủi ro liên quan đến nó. Nếu lãi suất hoàn vốn dự kiến cao hơn tỉ lệ ngưỡng, khoản đầu tư được coi là hợp lí. Nếu tỉ lệ lợi nhuận giảm xuống dưới mức tối thiểu, nhà đầu tư có thể chọn không đầu tư. Tỉ lệ ngưỡng cũng được gọi là tỉ lệ lãi suất hòa vốn.

Có hai cách để đánh giá mức độ khả thi của một dự án. Đầu tiên, một công ty quyết định dựa trên phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng cách thực hiện phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF).

Dòng tiền được chiết khấu theo tỉ lệ qui định mà công ty chọn là tỉ suất lợi nhuận tối thiểu cần thiết cho một khoản đầu tư hoặc dự án – chính là tỉ lệ ngưỡng. Giá trị của dòng tiền chiết khấu phụ thuộc vào tỉ lệ được sử dụng để chiết khấu chúng. Chi phí tổng thể của dự án sau đó được trừ vào tổng số dòng tiền chiết khấu sử dụng tỉ lệ ngưỡng để tính được giá trị hiện tại ròng của dự án. Nếu NPV tích cực, công ty sẽ phê duyệt dự án. Thông thường các công ty sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) làm tỉ lệ ngưỡng.

Đối với phương pháp thứ hai, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án được tính toán và so sánh với tỉ lệ ngưỡng. Nếu IRR vượt quá tỉ lệ ngưỡng, dự án rất có thể sẽ tiến hành.

Cách sử dụng tỉ lệ ngưỡng

Thông thường, phí bảo hiểm rủi ro được gán cho một khoản đầu tư tiềm năng để biểu thị số lượng rủi ro dự kiến liên quan. Rủi ro càng cao, phí bảo hiểm rủi ro càng cao, vì phải tính đến thực tế là nếu rủi ro mất tiền của bạn càng cao, thì lợi tức đầu tư của bạn càng cao. Phí bảo hiểm rủi ro thường được thêm vào WACC để đạt được tỉ lệ ngưỡng phù hợp hơn.

Sử dụng tỉ lệ ngưỡng để xác định tiềm năng của khoản đầu tư giúp loại bỏ mọi sai lệch được tạo ra do nhận định chủ quan đối với dự án. Bằng cách chỉ định một yếu tố rủi ro thích hợp, một nhà đầu tư có thể sử dụng tỉ lệ ngưỡng để chứng minh liệu dự án có tiềm năng tài chính bất kể giá trị nội tại hay không.

Ví dụ, một công ty có tỷ lệ ngưỡng là 10% để chấp nhận các dự án, rất có thể sẽ chấp nhận một dự án nếu nó có tỉ lệ IRR là 14% và không có rủi ro đáng kể. Ngoài ra, việc chiết khấu dòng tiền trong tương lai của dự án này với tỷ lệ ngưỡng 10% sẽ dẫn đến giá trị hiện tại ròng lớn và có dấu hiệu tích cực hơn, điều này cũng sẽ dẫn đến sự chấp nhận của dự án.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.