|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ gánh nặng (Burden Rate) là gì? Đặc điểm của Tỉ lệ gánh nặng

16:02 | 20/03/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ gánh nặng (tiếng Anh: Burden Rate) bao gồm các chi phí gián tiếp liên quan đến nhân viên, hoặc hàng tồn kho trên tổng chi phí bồi thường hoặc tiền lương.
Tỉ lệ gánh nặng (Burden Rate) là gì? Đặc điểm của Tỉ lệ gánh nặng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Casaforte CH)

Tỉ lệ gánh nặng

Khái niệm

Tỉ lệ gánh nặng trong tiếng Anh là Burden Rate.

Tỉ lệ gánh nặng bao gồm các chi phí gián tiếp liên quan đến nhân viên, hoặc hàng tồn kho trên tổng chi phí bồi thường hoặc tiền lương. Các chi phí điển hình liên quan đến tỉ lệ gánh nặng bao gồm thuế lương, bồi thường cho người lao động, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ, đào tạo, chi phí đi lại, nghỉ phép và nghỉ ốm, đóng góp lương hưu và các lợi ích khác. 

Tỉ lệ gánh nặng cung cấp một bức tranh chân thực về tổng chi phí hơn so với chi phí tiền lương.

Đặc điểm của Tỉ lệ gánh nặng

Các chi phí tỉ lệ gánh nặng thường không quá rõ ràng. Bởi vì tổng chi phí lao động (bao gồm cả tỉ lệ gánh nặng) có thể cao hơn 50% so với chi phí tiền lương, nên cần phải tính toán tỉ lệ gánh nặng một cách chính xác để có được bức tranh tốt hơn về lợi nhuận.

Tỉ lệ gánh nặng chỉ được tạo thành từ các chi phí vượt quá mức lương hoặc bồi thường cơ sở của nhân viên, hoặc những khoản này được tính riêng trong tỉ lệ không gánh nặng và thường được coi là chi phí ẩn để duy trì nhân viên. Tỉ lệ gánh nặng bao gồm các khoản nợ bổ sung liên quan đến chi phí nhân viên, như bất kì bảo hiểm được ủy quyền hợp pháp, lợi ích bổ sung và nghỉ phép có lương.

Tỉ lệ chi phí gánh nặng bắt buộc

Các chi phí tỉ lệ gánh nặng được yêu cầu phổ biến nhất là các loại thuế biên chế khác nhau, chẳng hạn như các khoản thuế liên quan đến An sinh xã hội, y tế, thất nghiệp và bất kì khoản bồi thường nào của người lao động được ủy quyền theo yêu cầu của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu như quy mô doanh nghiệp đạt đến một mức nhất định, có thể sẽ có thêm các chi phí bắt buộc, chẳng hạn như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải được cung cấp cho mỗi nhân viên. Tùy thuộc vào địa điểm của doanh nghiệp, có thể có thêm thuế lương địa phương hoặc thuế đào tạo nghề.

Một số doanh nghiệp sử dụng thông tin liên quan đến chi phí gánh nặng cần thiết để xác định nơi sẽ chọn hoạt động. Một số chi phí nhất định thay đổi đáng kể giữa các tiểu bang, điều này có thể làm cho các địa điểm khác nhau trở nên hấp dẫn hoặc ít hấp dẫn hơn để tiến hành kinh doanh.

Tỉ lệ chi phí gánh nặng không bắt buộc

Những lợi ích khác cũng có thể đủ điều kiện trở thành chi phí gánh nặng. Điều này có thể bao gồm các lợi ích hưu trí và các tài khoản liên quan đến sức khỏe, bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản (nếu doanh nghiệp không bắt buộc phải cung cấp lợi ích cho nhóm nhân viên cụ thể), tài khoản chi tiêu linh hoạt hoặc tài khoản tiết kiệm sức khỏe, chăm sóc nha khoa, chăm sóc thị lực và chương trình thuốc kê đơn. Nếu doanh nghiệp cung cấp tiền cho phương tiện đi lại và điện thoại, thì chúng phải được bao gồm trong các tính toán chi phí gánh nặng.

Ngoài ra, bất kì dịch vụ thực phẩm hoặc đồ uống, hoạt động chăm sóc sức khỏe, chi phí đào tạo, chỗ ở cho các chuyến công tác và đồng phục cần thiết có thể được thêm vào nếu như công ty cung cấp các dịch vụ này.

(Theo Investopedia)

Hải Miên

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.