|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Gánh nặng thuế (Tax burden) là gì? Gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường

16:09 | 08/10/2019
Chia sẻ
Gánh nặng thuế (tiếng Anh: Tax burden) là tổng mức thuế đánh vào cư dân một nước dưới hình thức thuế thu nhập, thuế công ty, thuế doanh thu, v.v...
thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2

Hình minh họa (Nguồn: thuonggiaonline.vn)

Gánh nặng thuế (Tax burden)

Khái niệm

Gánh nặng thuế trong tiếng Anh là Tax burden.

Gánh nặng thuế là tổng mức thuế đánh vào cư dân một nước dưới hình thức thuế thu nhập, thuế công ty, thuế doanh thu, v.v... 

Khi chia tổng mức thuế cho tổng sản phẩm quốc dân (T/Y), chúng ta có một chỉ tiêu phản ánh gánh nặng thuế nói chung. Chú ý rằng đây chính là thuế suất bình quân (t) trong nền kinh tế. Chẳng hạn hiện nay, chính phủ Việt Nam thu khoảng 22% thu nhập quốc dân dưới dạng thuế (t=22%). Điều này hàm ý mỗi đồng thu nhập quốc dân phải chịu mức thuế bình quân là 22 xu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường

Tác động của thuế đánh vào người sản xuất 

Giả sử Chính phủ đánh thuế t đồng/sản phẩm đầu ra

1

Trước khi có thuế đường cung S giao với đường cầu D tại điểm cân bằng là A. Khi đó hàng hóa được bán với giá Po và lượng hàng hóa giao dịch là Qo. Lúc này thặng dư tiêu dùng là diện tích PoAE, thặng dư sản xuất là diện tích PoAF và tổng phúc lợi xã hội là diện tích: EAF= PoAE + PoAF.

Khi chính phủ đánh thuế, người bán hàng biết rằng mỗi đơn vị hàng hóa bán ra họ phải trả trước mức t cho chính phủ dưới dạng thuế, điều đó làm cho chi phí bên sản xuất tăng thêm một lượng đúng bằng t và đường cung sẽ dịch chuyển lên tương ứng thành đường St. Tại điểm cân bằng thị trường mới là B sản lượng giao dịch là Q1 với mức giá Pm. Tuy nhiên đây chỉ là mức giá người mua phải trả.

Về phần người mua giá Pm cao hơn giá Po do đó người mua đã chịu một phần thuế, phần thuế người mua chịu là PoPm, tổng gánh nặng thuế mà người mua phải chịu là PoPmBG. 

Về phía người bán, mặc dù nhận được mức giá Pm nhưng họ phải trả thuế cho chính phủ. Do đó mức giá thực của họ nhận được là Pm - t, khoảng cách S và St là t. Vì mức giá của người bán sau thuế là Pb= Pm - t thấp hơn mức giá trước thuế. Vậy người bán cũng chịu một phần thuế PoPb và tổng gánh nặng thuế là PoPbCG.

Như vậy trên danh nghĩa là đánh vào nhà sản xuất nhưng thực tế cả người mua và người bán đều thiệt, đem lại cho ngân sách khoản PmPbCB, phần người mua phải chịu lớn hơn hay nhỏ hơn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu.

Ngoài tác động phân phối lại thu nhập, thuế còn gây ra tổn thất phúc lợi cho xã hội. Thật vậy sau khi đánh thuế thặng dư tiêu dùng diện tích là PmBE, thặng dư sản xuất bằng diện tích PbCF thì phúc lợi xã hội là CBEF thấp hơn thuế đúng bằng diện tích ABC. Đây là phần mất không của phúc lợi xã hội, nó tùy thuộc vào thuế và co giãn của cung cầu.

Tác động của thuế đánh vào người tiêu dùng

Phân tích ảnh hưởng của thuế đánh vào người sản xuất cũng tương tự phân tích ảnh hưởng của thuế với người tiêu dùng, chỉ khác là đánh vào người sản xuất làm dịch chuyển đường S còn đánh vào người tiêu dùng làm dịch chuyển đường D cân bằng thị trường tại Po, Qo.

Sau khi có thuế t đánh vào người mua biết rằng với mỗi đơn vị  hàng hóa họ mua, họ sẽ phải trả thêm đồng tiền thuế. Do đó họ sẵn sàng trả cho người bán ở mức giá Po -  kết quả là đường cầu dịch chuyển từ D xuống Dt và cân bằng thị trường mới tại C tức cân bằng thị trường tại Pb, Q1. Minh họa bằng đồ thị:

2

Thặng dư sản xuất là PbCF, thặng dư tiêu dùng là PmBE, phúc lợi xã hội là EBCF và phúc lợi xã hội mất không là ABC.

Lợi ích của các bên tham gia thị trường

Việc thuế hàng hóa đánh vào người bán hay người mua trong một mặt hàng là không quan trọng. Khi thuế đánh vào người mua, lượng cầu dịch chuyển xuống dưới một đoạn tương ứng, khi nó đánh vào người bán lượng cung dịch chuyển lên trên một đoạn tương ứng. 

Trong cả hai trường hợp thì khi thuế được thực thi, giá mà người mua phải trả đều tăng và giá mà người bán nhận được đều giảm. Xét cho cùng, người bán và người mua cùng chua sẻ gánh nặng thuế cho dù nó được đánh theo cách nào.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài chính)

TH

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).