|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Chảy máu chất xám (Brain drain) là gì? Nguyên nhân và hậu quả của chảy máu chất xám

10:52 | 03/10/2019
Chia sẻ
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: Brain drain) là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu.
chảy máu chất xám

Hình minh họa. Nguồn: medium

Chảy máu chất xám 

Khái niệm

Chảy máu chất xám trong tiếng Anh là Brain drain.

Chảy máu chất xám là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu.

Đào tạo vào năng lực chuyên môn chính là đầy tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo thường rẻ hơn, vì việc cung cấp chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những người có năng lực chuyên môn hoặc được đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn.

Sự di cư này thường được luật pháp và các yếu tố thể chế khuyến khích. Hầu hết các nước phát triển đều có cơ chế mở để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Mức độ chảy máu chất xám

Cơ quan IMF trong một nghiên cứu mới nhất năm 2002, dựa trên dữ kiện năm 1990 của 61 quốc gia đang và kém phát triển thì chỉ trong năm này thôi đã có đến 12.9 triệu người bỏ nước ra đi đến các quốc gia tân tiến trong nhóm OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), trong đó có 7 triệu đến Hoa Kỳ. Trung bình các quốc gia mất khoảng 30% những người tài giỏi, có quốc gia như El Salvador mất đến 60%. 

Tại Việt Nam, con số trích dẫn từ báo của nhà nước Cộng Sản Việt Nam là 80% số lượng sinh viên du học không trở về nước. Định nghĩa những người tài giỏi được chia làm hai nhóm: nhóm 1 từ trình độ lớp 9-12 (secondary education) và nhóm 2 từ lớp 12 trở lên (terticary education). Trong số những người bỏ nước ra đi, tỉ lệ những người ra đi nhiều nhất, và cũng đáng quan tâm nhất, chính là những người có trình độ cao nhất, thuộc nhóm tertiary education.

Nguyên nhân và hậu quả của chảy máu chất xám

Nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền. Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến.

Chảy máu chất xám vừa có những hậu quả tốt vừa có những hậu quả xấu của nó:

Ảnh hưởng tốt: Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu tư và chi dùng. Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.

Ảnh hưởng xấu: Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực tốt cho việc phát triển vì theo lí thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chính, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure). 

Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất nguồn lực đầu tư vào việc giáo dục cho trẻ em và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kĩ thuật, đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế giới. Trong cuộc đua kinh tế và kĩ thuật, vấn đề tương quan sức mạnh rất nghiêm trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn.

Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh hưởng lên toàn cầu.

(Tài liệu tham khảo: asianlabour.org)

TH

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.