|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Hàng hóa tư nhân (Private Good) là gì? So sánh hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng

10:55 | 03/10/2019
Chia sẻ
Hàng hóa tư nhân (tiếng Anh: Private Good) là bất kì hàng hóa hoặc dịch vụ nào có tính cạnh tranh và có thể loại trừ. Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường là hàng hóa tư nhân, ví dụ như thực phẩm, quần áo.
shopping-supermarket-cart-with-grocery-pictogram_1284-11697

Hình minh họa. Nguồn: freepik.com

Hàng hóa tư nhân

Khái niệm

Hàng hóa tư nhân trong tiếng Anh là Private Good.

Hàng hóa tư nhân là một sản phẩm mà một người bắt buộc phải mua nếu muốn tiêu thụ nó, và việc một cá nhân tiêu thụ nó sẽ ngăn cản các cá nhân khác thực hiện điều này.

Nói cách khác, hàng hóa được coi là hàng hóa tư nhân nếu có sự cạnh tranh giữa các cá nhân để sở hữu nó, và việc tiêu thụ hàng hóa đó sẽ ngăn cản người khác tiêu thụ nó.

Các nhà kinh tế gọi hàng hóa tư nhân là có tính cạnh tranh và loại trừ.

Ví dụ về hàng hóa tư nhân bao gồm điện thoại di động và giày dép, quần áo. Hàng hóa tư nhân ít gặp phải vấn đề người xài chùa vì chúng phải được mua, không có sẵn miễn phí để nhiều người sử dụng.

Mục tiêu của một công ty trong việc sản xuất hàng hóa tư nhân là kiếm lợi nhuận. Một công ty khó có thể muốn sản xuất hàng hóa nếu không có động lực được tạo ra bởi doanh thu.

Hàng hóa tư nhân là bất kì vật phẩm nào chỉ có thể được sử dụng hoặc tiêu thụ bởi một bên tại một thời điểm. Nhiều vật phẩm trong gia đình là hàng hóa tư nhân, vì chúng chỉ có thể được sử dụng bởi những người có quyền tiếp cận chúng. 

Bất kì mặt hàng nào mà sau khi sử dụng sẽ bị phá hủy hoặc không thể tiếp tục sử dụng theo chức năng ban đầu được nữa, chẳng hạn như thực phẩm và giấy vệ sinh, cũng là hàng hóa tư nhân.

Thông thường, hàng hóa tư nhân là hữu hạn, do đó chúng có tính loại trừ. Ví dụ, một mẫu giày được thiết kế riêng chỉ có số lượng sản xuất hữu hạn, vì vậy không phải ai cũng có thể có những đôi giày đó. Không chỉ là từng đôi giày được coi là hàng hóa tư nhân, mà toàn bộ dòng sản phẩm đó cũng coi thể coi là hàng hóa tư nhân.

Phần lớn hàng hóa tư nhân phải được trả giá để mua. Mức giá này bù đắp cho thực tế rằng việc người khác sử dụng hàng hóa này ngăn chặn việc người khác sử dụng chúng. Việc mua một mặt hàng tư nhân đảm bảo cho người mua có quyền tiêu thụ nó.

So sánh hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng

Hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng là hai loại hàng hóa có tính chất trái ngược nhau.

Hàng hóa công cộng thường thường có sẵn cho mọi người sử dụng và việc một người sử dụng nó không ngăn cản khả năng sử dụng của một người khác. Hàng hóa công cộng cũng có tính chất là không thể loại trừ; do đó việc ngăn chặn việc người khác sử dụng hàng hóa công là không thể. Nhiều hàng hóa công cộng có thể được tiêu thụ miễn phí.

Ngược lại, hàng hóa tư nhân có tính cạnh tranh và có tính loại trừ. Việc một người sử dụng hàng hóa tư nhân sẽ ngăn người khác sử dụng hàng hóa đó, ví dụ khi một người đang gọi điện thoại di động thì người khác không thể sử dụng chiếc điện thoại đó. Ngoài ra, phần lớn hàng hóa tư nhân phải được trả tiền để mua, và mức giá của chúng này có khả năng loại trừ người khác mua chúng.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Hằng Hà

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.