Trong buổi họp báo đầu tiên sau khi kết thúc 2 tuần tự cách ly do lo ngại nhiễm COVID-19, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, đại dịch COVID-19 là thách thức lớn nhất mà EU phải đối mặt từ khi thành lập nhưng mỗi nước thành viên chịu tác động ở các mức độ khác nhau.
Tổng thống Trump tuyên bố các nghiên cứu vắc xin và phương pháp điều trị COVID-19 đang được triển khai nhanh chóng, và một vài trong số chúng có tiềm năng rất lớn. Ông Trump cũng cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt nhanh hơn những dự đoán trước đó.
Dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm và gần 75.000 người tử vong. Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến căng thẳng tại Mỹ và một số nước Châu Âu.
Theo thông tin từ chính phủ Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã được chuyển vào phòng chăm sóc tích cực (ICU) sau khi các triệu chứng COVID-19 trở nặng trong ngày 6/4. Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab sẽ tạm thời tiếp quản công việc trong thời gian ông Johnson nhập viện.
Trung Quốc đang đối mặt với "làn sóng thứ hai" của dịch Covid-19, tuy nhiên nhiều người vẫn chủ quan đi chơi, du lịch sau khi nhiều địa phương nới lỏng các biện pháp cách li.
Ngân hàng (NH) giảm lãi suất, hỗ trợ các gói vay ưu đãi nhằm 'cứu' doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhưng không ít DN than 'rất khó tiếp cận'.
Dự kiến, trong tuần này, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua gói ngân sách hỗ trợ an sinh xã hội đối với doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng mất việc làm do dịch COVID-19. Lí do: trong số các đối tượng dự kiến được nhận hỗ trợ có nhiều nhóm không được qui định trong Luật Ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng gói hỗ trợ an sinh xã hội có vai trò quan trọng giữa bối cảnh dịch Covid-19. Ngoài ra, cần phải tính đến cả việc phục hồi kinh tế sau dịch.
Số lượng xét nghiệm quá ít ỏi ở các quốc gia đông dân như Ấn Độ, Indonesia và Pakistan đồng nghĩa với việc các nước này không biết rõ tình hình dịch COVID-19 ở nước mình nguy hiểm đến đâu để ứng phó phù hợp. Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản là những nước có tỉ lệ xét nghiệm tương đối cao ở châu Á.
Gói cứu trợ nền kinh tế lần này trị giá 3,6 tỉ USD Mỹ. Đây là lần thứ 3 Singapore bơm tiền để kích thích nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Tạm dừng hệ thống tàu hỏa chở khách - một động thái chưa từng xảy ra trong 167 năm, Ấn Độ quyết định chuyển đổi khoảng 20.000 toa tàu cũ thành các khu vực cách li chữa bệnh cho bệnh nhân bị lây nhiễm virus corona.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định cách li toàn xã hội là biện pháp quan trọng để khống chế dịch bệnh vì vậy bộ đề xuất Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian của Chỉ thị 16.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố rằng nước này vẫn luôn nhớ ơn sự giúp đỡ từ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 cam go vừa qua, và sẽ không hạn chế xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ và các thiết bị y tế thiết yếu khác. Kể từ đầu tháng 3, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,4 tỉ USD vật tư y tế.
Tổng y sĩ Mỹ kêu gọi thống đốc các bang ra lệnh cho người dân ở nhà ít nhất trong một tuần để có thể hạn chế tốc độ lây nhiễm COVID-19. Ông cảnh báo cuộc chiến chống COVID-19 của Mỹ sẽ bước vào giai đoạn cực kì khốc liệt trong tuần tới đây.
Ngày 6/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có ý định tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng đối với 7 tỉnh thành là Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka.
Nhiều báo châu Âu trong đó có DW (Đức) và FT (Anh) ngạc nhiên về Việt Nam với hệ thống y tế chưa hiện đại trong khi ngân sách eo hẹp nhưng lại đang chống dịch một cách hiệu quả.
Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận chưa đến 50 ca nhiễm COVID-19 kể từ thời điểm đỉnh dịch ngày 29/2, cho thấy nước này đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng mới có quyết định gia hạn cách li xã hội thêm 2 tuần tới ngày 19/4, thay vì chấm dứt vào hôm nay 6/4.
Sau khi tạm kiểm soát đại dịch COVID-19, ngành chế tạo Trung Quốc đang dốc sức mở cửa trở lại. Tuy nhiên, một châu Phi nghèo khó đang oằn mình chống đại dịch lại là yếu tố có thể khiến các nhà máy ở Trung Quốc chùn bước.
Theo tin từ CNBC, 10 ngày sau khi xác nhận nhiễm COVID-19, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhập viện vào ngày 5/4 để tiến hành xét nghiệm vì có các triệu chứng bệnh dai dẳng.