|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export) là gì?

09:24 | 06/11/2019
Chia sẻ
Tạm nhập tái xuất (tiếng Anh: Temporary import and re-export) không còn là hoạt động xa lại với các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay.
Maersk-Mc-Kinney-Moller-Breaks-18000-TEU-Ceiling

Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export) (Nguồn: Pinterest)

Tạm nhập tái xuất (Temporary import and re-export)

Tạm nhập tái xuất - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Temporary import and re-export.

Tạm nhập tái xuất là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo qui định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. (Theo Luật Thương mại năm 2005)

Qui định về hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa

Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất

1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được qui định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện;

c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc qui định của pháp luật.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo qui định về quản nhập khẩu hàng hóa của pháp luật.

Thủ tục tạm nhập tái xuất 

a) Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc qui định tại điểm a khoản này.

3. Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng kí với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

4. Hàng hóa tạm nhập tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo qui định về quản nhập khẩu hàng hóa của pháp luật. (Theo Luật Quản lí ngoại thương năm 2017)

Khai Hoan Chu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.