|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sổ sách cân bằng (Matched Book) là gì? Lợi ích của phương pháp sổ sách cân bằng

21:17 | 06/04/2020
Chia sẻ
Sổ sách cân bằng (tiếng Anh: Matched Book) là một phương pháp mà các ngân hàng và các tổ chức khác có thể thực hiện, để đảm bảo rằng các kì hạn của tài sản và nợ phải trả được phân bổ như nhau.
Sổ sách cân bằng (Matched Book) là gì? Lợi ích của phương pháp sổ sách cân bằng - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Investopedia)

Sổ sách cân bằng

Khái niệm

Sổ sách cân bằng trong tiếng Anh là Matched Book.

Sổ sách cân bằng là một phương pháp mà các ngân hàng và các tổ chức khác có thể thực hiện, để đảm bảo rằng các kì hạn của tài sản và nợ phải trả được phân bổ như nhau. 

Sổ sách cân bằng còn được gọi là quản lí tài sản/nợ phải trả hoặc trùng khớp tiền mặt. 

Sổ sách cân bằng có một chức năng khi áp dụng, đó là nó cho phép một ngân hàng hoặc bất kì tổ chức tài chính nào có thể giám sát tính thanh khoản cũng như quản lí rủi ro hay lãi suất. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tiềm năng, nhưng phương pháp này không phải lúc nào cũng được các tổ chức sử dụng. 

Lợi ích của phương pháp sổ sách cân bằng

Sổ sách cân bằng là một kĩ thuật quản lí rủi ro để các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có thể đảm bảo rằng các khoản nợ và tài sản của họ có giá trị bằng nhau, với kì hạn như nhau. Về cơ bản, một ngân hàng áp dụng phương pháp này là muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa khoản vay và thanh khoản để giám sát tốt hơn rủi ro tổng thể của nó.

Theo phương pháp sổ sách cân bằng, công ty phải nỗ lực làm sao để giữ cho tài sản và nợ phải trả càng sát với nhau càng tốt. Chúng bao gồm cả khấu hao tài sản. Việc cân bằng cũng được thực hiện cho lãi suất của tài sản và nợ phải trả. 

Phương pháp sổ sách cân bằng giúp giảm rủi ro lan rộng, đó là tiềm năng để thay đổi chênh lệch giữa giá trị dự kiến của rủi ro tín dụng và giá trị thực tế của rủi ro tín dụng trên thị trường. Điều này có thể xảy ra với trái phiếu rủi ro. 

Trong một bối cảnh khác, cụ thể là trong các giao dịch repo, sổ sách cân bằng có thể tiếp cận theo cách khác. Trong trường hợp này, một ngân hàng có thể tận dụng các hợp đồng mua lại nghịch đảo và hợp đồng mua lại để duy trì tình trạng sổ sách cân bằng, mặc dù nó có thể không cân bằng. Ngân hàng có thể vay với một lãi suất cụ thể và sau đó cho vay với lãi suất cao hơn để có thể kiếm được chênh lệch và tạo ra lợi nhuận.

Hoặc một ngân hàng có thể giao dịch các hợp đồng mua lại với mục đích bảo đảm các vị thế mua và bán của trái phiếu. Các giao dịch viên cũng có thể duy trì sổ sách cân bằng để tận dụng sự thay đổi lãi suất ngắn hạn liên quan đến cung và cầu dự kiến của chứng khoán 

Không giống như các ngân hàng muốn tìm cách giảm thiểu và quản lí rủi ro, các giao dịch viên có thể áp dụng phương pháp sổ sách cân bằng với mục đích chiếm được các vị thế có thể có lợi cho họ trên các loại trái phiếu và cổ phiếu khác nhau. 

(Theo Investopedia)

Ích Y