Sơ đồ SIPOC (SIPOC Diagram) là gì? Ví dụ minh hoạ
Hình minh hoạ (Nguồn: goodcore)
Sơ đồ SIPOC
Khái niệm
Sơ đồ SIPOC hay còn được gọi là sơ đồ COPIS trong tiếng Anh được gọi là SIPOC Diagram.
Sơ đồ SIPOC là một trong kĩ thuật hữu ích nhất và thường được sử dụng để quản lí và cải tiến quá trình, giúp cho việc nhận biết luồng công việc một cách nhanh chóng.
Công cụ này được ra đời vào những năm 1980 và là một công cụ được sử dụng trong hệ thống Six Sigma, Lean manufacturing, quản lí tác vụ doanh nghiệp.
Tên gọi của sơ đồ này được hình thành từ năm yếu tố của sơ đồ:
1. Supplier - Nhà cung cấp: để chỉ người cung cấp thông tin quan trọng, nguyên liệu và các nguồn lực khác cho quá trình;
2. Input - Đầu vào: là những thứ được cung cấp;
3. Process - Quá trình: là tập hợp các bước chuyển đổi và tăng giá trị cho yếu tố đầu vào;
4. Ouput - Đầu ra: là sản phẩm cuối cùng của quá trình;
5. Customer - Khách hàng: là người, nhóm hoặc quá trình tiếp nhận sản phẩm đầu ra.
Mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng sơ đồ SIPOC là:
- Xác định ranh giới dự án, SIPOC cung cấp một cách nhìn tổng quan về qui trình về cấu trúc và phạm vi áp dụng trong một hệ thống phức tạp.
- Nhận diện được nhà cung cấp (Supplier) và khách hàng (Customer)
- Lựa chọn thành viên phù hợp cho dự án
- Nhận biết đầu ra (Output) và đầu vào (Input) của hệ thống
- Đánh dấu các vấn đề tiềm ẩn hay những hạn chế (nhược điểm) của hệ thống.
Ví dụ Sơ đồ SIPOC
SIPOC: Sửa chữa xe ô tô | ||||||||
Nhà cung cấp | Đầu vào | Quá trình | Đầu ra | Khách hàng | ||||
- Chủ phương tiện - Đại diện dịch vụ khách hàng - Quản lí xưởng - Nhà cung cấp phụ tùng | - Yêu cầu sửa chữa - Chiếc xe cần sửa - Sự cho phép tiến hành theo các khuyến nghị - Các bộ phận của xe được phê duyệt sửa chữa - Các đánh giá ban đầu | - Lịch bảo dưỡng - Đánh giá thực trạng - Công việc chuẩn bị - Các bộ phận thay thế - Tiến hành sửa chữa - Xác nhận dịch vụ đã hoàn thành | - Các khuyến nghị sửa chữa và ước tính chi phí - Trình tự công việc - Các linh kiện được thay thế - Phiếu xác nhận dịch vụ - Phương tiện đã được sửa chữa | Chủ phương tiện Đại diện của khách hàng |
(Tài liệu tham khảo: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ khoa học và công nghệ)