|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) là gì? Nhược điểm

12:07 | 17/12/2019
Chia sẻ
Kiểm tra chất lượng (tiếng Anh: Quality Inspection) là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
Kiểm tra chất lượng

Hình minh hoạ (Nguồn: qualityinspection)

Kiểm tra chất lượng

Khái niệm

Kiểm tra chất lượng trong tiếng Anh được gọi là Quality Inspection.

Kiểm tra chất lượng là một trong các phương thức quản lí chất lượng.

Trong thời gian dài, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, lần thứ nhất xem xét chất lượng sản phẩm chủ yếu dựa vào kiểm tra. Đó là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. 

Thuật ngữ liên quan

Quản lí chất lượng bao gồm các hoạt động nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.

Quản lí chất lượng đảm bảo cho các doanh nghiệp làm đúng những việc phải làm. Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng có hiệu quả các tư tưởng và công cụ quản lí chất lượng.

Trước hết, quản lí chất lượng bắt đầu từ những hoạt động mang tính định hướng, nếu không có định hướng chẳng khác nào đi biển mà không biết hành trình sẽ đi đến đâu.

Việc định hướng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như xây dựng nhiệm vụ chiến lược (mission), xây dựng chính sách (policy), xây dựng mục tiêu (goal, objective), xây dựng tầm nhìn (vision).

Việc xác định đúng đắn các hoạt động định hướng trên đây là điều cơ bản đối với mọi tổ chức, tuy nhiên nếu chỉ định hướng đúng đắn thôi chưa đủ.

Mỗi tổ chức cần xác định và áp dụng các công cụ để kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức liên quan đến chất lượng, hài hòa và hướng mọi hoạt động này nhằm đáp ứng các mục tiêu, chính sách đã đề ra, thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

Nhược điểm của kiểm tra chất lượng

Kiểm tra sản phẩm chỉ là phân loại khi sản phẩm đã được chế tạo, tức là kiểm tra khi sự việc đã rồi (chủ yếu ở khâu cuối cùng của sản phẩm), do vậy rất lãng phí và tốn kém kể cả việc phải xử lí những sản phẩm không đạt chất lượng.

Nhiều doanh nghiệp trong một thời gian dài vẫn xây dựng chiến lược chất lượng dựa trên cơ sở kiểm tra, tăng số lượng cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm lên, do đó chi phí cho kiểm tra cũng tăng theo, độ tin cậy của hoạt động kiểm tra lại thấp. Ngay cả những sản phẩm phù hợp qui định cũng chưa thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Như vậy nếu có nỗ lực tập trung vào kiểm tra trong quá trình sản xuất thì sẽ không thể phát hiện được những sai sót không đáp ứng bắt nguồn từ khâu thiết kế.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí chất lượng toàn diện, NXB Hồng Đức)

Diệu Nhi