|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Rủi ro trả trước (Prepayment Risk) là gì? Bản chất và đặc trưng

14:45 | 12/12/2019
Chia sẻ
Rủi ro trả trước (tiếng Anh: Prepayment Risk) là rủi ro liên quan đến việc hoàn trả nợ gốc sớm đối với các chứng khoán có thu nhập cố định.
Prepayment Risk

Hình minh họa

Rủi ro trả trước (Prepayment Risk)

Định nghĩa

Rủi ro trả trước trong tiếng Anh là Prepayment Risk.

Rủi ro trả trước là rủi ro liên quan đến việc hoàn trả nợ gốc sớm đối với các chứng khoán có thu nhập cố định.

Rủi ro trả trước hàm ý về sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tương lai.

Bản chất và đặc trưng của rủi ro trả trước

- Rủi ro trả trước phổ biến nhất ở các chứng khoán có thu nhập cố định như trái phiếu có thể mua lại và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS).

Đối với trái phiếu có thể mua lại, quyền chọn đính kèm cung cấp cho nhà phát hành quyền được mua lại trái phiếu trước khi trái phiếu đáo hạn.

Đối với chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp (MBS), người vay có thể tái tài trợ hoặc trả hết các khoản thế chấp của họ, điều này dẫn đến việc chủ sở hữu chứng khoán mất đi khoản thu nhập từ tiền lãi trong tương lai.

- Nếu trái phiếu được mua với giá cao hơn giá trị danh nghĩa thì lợi suất của trái phiếu sẽ thấp hơn so với ước tính tại thời điểm mua. Trái phiếu có rủi ro trả trước thường có hình phạt trả trước (tiền phạt thanh toán trước hạn).

- Trên thực tế, với các khoản nợ được thanh toán lãi và gốc định kì hàng tháng, người vay vẫn có quyền được trả trước một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc, do đó, thời hạn của các khoản nợ bị rút ngắn lại, làm cho lãi tính trên dư nợ của tháng tiếp theo có thể thấp hơn, từ đó dẫn đến rủi ro trả trước.

Ví dụ

- Đối với trái phiếu có thể mua lại, lãi suất của trái phiếu càng cao so với lãi suất hiện tại, rủi ro trả trước càng cao. Đối với chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất càng cao so với lãi suất hiện tại, khả năng các khoản thế chấp cơ sở sẽ được tái cấp vốn càng cao.

Ví dụ, một chủ nhà nhận thế chấp ở mức 7% có động cơ tái cấp vốn (tái tài trợ thế chấp) mạnh mẽ hơn khi lãi suất giảm xuống mức 4% hoặc 5% so với khi lãi suất ở mức 7% hoặc cao hơn.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thanh Tùng