|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quyết định quản lí (Managerial decision) là gì? Yêu cầu đối với quyết định quản lí

09:54 | 17/09/2019
Chia sẻ
Quyết định quản lí (tiếng Anh: Managerial decision) là phương án hợp lí nhất trong các phương án có thể để xử lí vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai.
Quyết định quản lí

Hình minh họa

Quyết định quản lí (Managerial decision)

Định nghĩa

Quyết định quản lí trong tiếng Anh là Managerial decisionQuyết định quản lí là phương án hợp nhất trong các phương án có thể để xử vấn đề theo mục tiêu và những điều kiện, môi trường của hệ thống trong hiện tại và tương lai.

Đặc điểm của quyết định quản lí

- Quyết định quản lí là sản phẩm của hoạt động quản lí.

- Chủ thể ra quyết định là những cá nhân hay tập thể có quyền hạn.

- Phạm vi tác động rộng, thường ảnh hưởng tới nhiều nguời, thậm chí cả quốc gia.

- Gắn liền với hoạt động thu thập và xử thông tin.

Phân loại quyết định quản lí

* Theo thời gian: Quyết định dài hạn, quyết định trung hạn, quyết định ngắn hạn.

* Theo tính chất vấn đề của quyết định: Quyết định chuẩn tắc, quyết định không chuẩn tắc.

* Theo mức độ tổng quát: Quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, quyết định tác nghiệp.

* Theo cơ quan ra quyết định: Quyết định quản lí Nhà nước, quyết định của các tổ chức.

* Theo số người cần ra quyết định: Quyết định tập thể, Quyết định cá nhân.

Yêu cầu đối với quyết định quản lí

- Tính hợp pháp (tính pháp lí)

Trong một Nhà nước pháp quyền, mọi hành vi của tổ chức và cá nhân đều phải tuân theo pháp luật, nên các quyết định dù của tập thể hay của cá nhân nhà quản lí cũng không được trái với luật pháp.

- Tính khoa học

Tính khoa học của các quyết định thể hiện sự vận dụng hợp lí những cơ sở, căn cứ, thông tin, nhận thức, kinh nghiệm trong việc xử lí, giải quyết các vấn đề cụ thể, đòi hỏi có sự can thiệp bằng những quyết định của nhà quản lí. Ngoài ra, các quyết định còn phải tuân thủ đầy đủ mọi yêu cầu của qui luật khách quan.

- Tính hệ thống (thống nhất)

Tính hệ thống của quyết định quản lí thể hiện trên những mặt sau:

+ Mọi quyết định được ban hành bởi các cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng do mục tiêu chung xác định.

+ Các quyết định ban hành tại những thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định lẫn nhau. Quyết định nào đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp cần phải loại bỏ.

- Tính tối ưu

Quản lí quyết định thực chất là phương án hành động được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 

Do đó, quyết định đưa ra phải đảm bảo tính tối ưu. Phương án tối ưu là phương án thỏa mãn cao nhất các mục tiêu, phù hợp với những ràng buộc nhất định, đồng thời đạt được sự ủng hộ của mọi thành viên và các cấp trong doanh nghiệp.

- Tính linh hoạt

Yêu cầu về tính linh hoạt đòi hỏi các quyết định quản lí phải phản ánh được mọi nhân tố mới trong lựa chọn quyết định; phản ánh tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện.

- Tính cô đọng, dễ hiểu

Dù biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào thì các quyết định cũng đều phải ngắn gọn, dễ hiểu nhằm tiết kiệm thông tin và tiện lợi cho việc bảo mật, di chuyển; mặt khác, tạo điều kiện để người thi hành không thể hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.

- Tính cụ thể về thời gian thực hiện

Ngày ban hành, thời điểm quyết định có hiệu lực; cũng như đối tượng, phạm vi điều chỉnh đều phải rõ ràng, minh bạch.

Nghĩa là, trong mỗi quyết định cần bảo đảm những qui định về quá trình triển khai và hoàn thành để cấp tiếp nhận không được kéo dài thời gian thực hiện.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính; Ra quyết định, Tổ hợp giáo dục Topica)

Minh Lan