|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quản lí nhà nước đối với nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước là gì?

16:29 | 07/06/2020
Chia sẻ
Quản lí nhà nước đối với nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước (NHNN) là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực công của NHNN và các cơ quan trong bộ máy của NHNN.
Quản lí nhà nước đối với nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: Theindependentbd)

Quản lí nhà nước đối với nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước

Khái niệm

Quản nhà nước đối với nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước (NHNN) là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực công của NHNN và các cơ quan trong bộ máy của NHNN, thông qua hệ thống pháp luật và chính sách để điều chỉnh các hành vi và qui trình tín dụng của NHNN, nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. 

Trong đó, nhà nước thực thi các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh của nợ xấu cũng như các biện pháp xử nợ xấu để các NHNN tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Vai trò

Quản của Nhà nước đối với nợ xấu của NHNN cần thiết khách quan xuất phát từ 4 yếu tố sau:

- Thứ nhất, xuất phát từ chức năng chung của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không chỉ đóng vai trò bảo vệ cho nền kinh tế mà còn phải tham gia vào quá trình điều tiết các ngành và lĩnh vực để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra. 

Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập có tầm ảnh hưởng sâu rộng và tác động lớn đến định hướng chính trị và pháp của mỗi nước.

- Thứ hai, xuất phát từ vai trò quan trọng của NHNN trong nền kinh tế: Sự ổn định của hệ thống NHNN chính là cơ sở để một nền kinh tế có thể phát triển bền vững. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã cho thấy hoạt động của hệ thống NHNN đã tác động đến nền kinh tế như thế nào. 

Vì vậy, việc quản nợ xấu thông qua NHNN của Nhà nước phải được xây dựng và triển khai một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế (Zhu Ning, Wang Bing và Wu Yanrui, 2015).

- Thứ ba, xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh: So với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động của NHNN có độ rủi ro cao hơn và có ảnh hưởng lớn, mang tính dây chuyền đối với nền kinh tế. 

Vì thế, hoạt động của các ngân hàng thường được điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ thông qua những đạo luật riêng biệt để đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của hoạt động này.

- Thứ tư, xuất phát từ vai trò quản vĩ mô về tài chính ngân hàng của Nhà nước: Nhà nước sử dụng hệ thống tài chính tiền tệ là công cụ trong quản nền kinh tế ở mức độ vĩ mô nên có thể nói hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Sự phát triển hay trì trệ của hệ thống ngân hàng sẽ tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế của đất nước. 

Nhà nước cần quản hoạt động tín dụng và nợ xấu của các NHNN thông qua NHNN để đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường tiền tệ (Rose, 2004).

(Tài liệu tham khảo: Một số giải pháp hoàn thiện quản nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, ThS. Phạm Phú Thái, Tạp chí Công thương, 2020)

Tuyết Nhi