|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quan hệ thương mại gián tiếp là gì? Ưu điểm và nhược điểm

13:38 | 03/09/2019
Chia sẻ
Quan hệ thương mại gián tiếp là quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng phải qua một hoặc một số khâu trung gian.
ttip_trade_cov_sl_0

Hình minh hoạ (Nguồn: cer.eu)

Quan hệ thương mại gián tiếp 

Khái niệm

Quan hệ thương mại gián tiếp tạm dịch sang tiếng Anh là indirect trade relations.

- Quan hệ thương mại là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế, tổ chức và luật pháp phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. 

Theo nghĩa rộng, quan hệ kinh tế trong thương mại thực chất là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định.

Cơ sở của việc hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau.

- Quan hệ thương mại gián tiếp là quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng phải qua một hoặc một số khâu trung gian.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

- Thứ nhất, nó cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán với số lượng vừa đủ cho tiêu dùng sản xuất, vào bất kì thời điểm nào khi phát sinh nhu cầu cho sản xuất nhờ đó đơn vị tiêu dùng sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn của mình, giảm được các chi phí kho tàng, bảo quản hàng hóa ở doanh nghiệp.

- Thứ hai, bảo đảm đồng bộ vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Quan hệ kinh tế qua tổ chức kinh doanh thương mại cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán một lúc được nhiều loại hàng hóa khác nhau, với số lượng và thời gian phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

- Thứ ba, cho phép thực hiện các hoạt động dịch vụ thương mại tốt hơn. 

Nhược điểm:

- Phát sinh thêm chi phí trong quá trình lưu chuyển hàng hóa

- Thời gian lưu chuyển hàng hóa kéo dài

- Điều kiện áp dụng: Đối với những đơn vị tiêu dùng có nhu cầu ít và hay biến động

Sự thay đổi và phát triển

Xu hướng các mối quan hệ kinh tế trong thương mại ngày càng trở nên phức tạp là do:

- Thứ nhất, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng lớn làm cho quá trình mua bán hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

- Thứ hai, mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới trong nền kinh tế.

- Thứ ba, gia tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn.

- Thứ tư, sự phát triển sản xuất kinh doanh trên những vùng mới làm cho thay đổi sơ đồ ghép giữa các doanh nghiệp vốn đã hình thành từ trước đây.

- Thứ năm, chuyên môn hoá sản xuất phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi