|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế (Rules of signing economic contract) là gì?

09:11 | 27/08/2019
Chia sẻ
Nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế (tiếng Anh: Rules of signing economic contract) có thể hiểu là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
mutualfund-kM8F--621x414@LiveMint_1563694727746

Hình minh họa (Nguồn: 123rf)

Nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế (Rules of signing economic contract)

Nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế - danh từ, trong tiếng Anh có thể dịch thành Rules of signing economic contract.

Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế có thể hiểu là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tế

Nguyên tắc tự nguyện

Theo nguyên tắc này một hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể (tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kì tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. 

1. Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau: 

- Tự do lựa chọn bạn hàng;

- Tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng;

- Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Quyền tự do kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:

- Việc kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ;

- Các bên không được lợi dụng quyền tự do kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật;

- Việc kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

Nguyên tắc cùng có lợi 

Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi kết hợp đồng các bên cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau.

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại

Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng. 

Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia. 

Nguyên tắc không trái pháp luật 

Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. 

Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các qui định của pháp luật. 

Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản 

Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. 

Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu