Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa (Nominal group technique - NGT) là gì?
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa
Khái niệm
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa hay còn gọi là Kĩ thuật nhóm danh nghĩa trong tiếng Anh được gọi là Nominal group technique - NGT.
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa là một trong những phương pháp ra quyết định nhóm tốt nhất có thể áp dụng vì chúng hạn chế đến mức tối đa những hạn chế của các nhóm tương tác trực diện, đó là thường gây áp lực để buộc các thành viên nhóm phải tuân thủ quan điểm chung.
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa là phương pháp ra quyết định nhóm, trong đó hạn chế việc bàn luận và giao tiếp giữa các cá nhân trong quá trình ra quyết định. Các thành viên trong nhóm đều có mặt tại cuộc họp nhưng họ hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau.
Lợi thế chủ yếu của phương pháp này là ở chỗ nó cho phép nhóm gặp nhau một cách chính thức nhưng lại không hạn chế tư duy độc lập của các thành viên như là trong nhóm tương tác truyền thống.
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa là phương pháp thực sự cho các nhà quản lí những giải pháp cụ thể.
Các bước thực hiện
Phương pháp sử dụng nhóm danh nghĩa bao gồm những bước sau đây:
- Các cá nhân gặp nhau với tư cách là thành viên một nhóm, nhưng trước khi có bất kì sự bàn luận nào mỗi thành viên đều phải độc lập viết ra những ý tưởng của mình về vấn đề cần giải quyết.
- Mỗi thành viên nêu ra ý kiến của mình và các ý kiến đó sẽ được ghi chép lại. Việc thảo luận chỉ được bắt đầu khi không ai còn ý kiến nào khác.
- Nhóm tiến hành thảo luận và đánh giá các ý tưởng được nêu ra.
- Mỗi thành viên trong nhóm xếp hạng các ý kiến một cách độc lập. Quyết định cuối cùng là phương án được xếp hạng cao nhất.
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp ra quyết định nhóm
Các tiêu chí hiệu quả | Phương pháp ra quyết định nhóm | ||
Nhóm danh nghĩa | Hội họp điện tử | ||
Số lượng ý tưởng | Trung bình | Cao | Cao |
Chất lượng của ý tưởng | Trung bình | Cao | Cao |
Tốc độ quyết định | Trung bình | Trung bình | Cao |
Cam kết với giải pháp đưa ra | - | Trung bình | Trung bình |
Nguy cơ xung đột cá nhân | Thấp | Trung bình | Thấp |
Tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm | Cao | Trung bình | Thấp |
(Tài liệu tham khảo: Cơ sở của hành vi nhóm, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)