|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phòng ngừa vi mô (Microhedging) là gì? Ví dụ về phòng ngừa vi mô

09:39 | 06/09/2019
Chia sẻ
Phòng ngừa vi mô (tiếng Anh: Mircohedging) là việc mà ngân hàng bắt buộc phải tiến hành khi sử dụng hợp đồng tương lai hay hợp đồng kì hạn để phòng ngừa rủi ro cho từng bộ phận tài sản một cách riêng biệt.
Chưa có tên

Hình minh họa (Nguồn: Investopedia)

Phòng ngừa vi mô (Microhedging)

Phòng ngừa vi mô - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Microhedging.

Một ngân hàng tiến hành phòng ngừa vi mô khi nó sử dụng hợp đồng tương lai (hoặc kì hạn) để phòng ngừa rủi ro cho từ bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Ví dụ về phòng ngừa vi mô

Một ví dụ về phòng ngừa vi mô đó là việc ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các trái phiếu có kì hạn 10 năm. Ở đây, nhà quản trị ngân hàng đã xếp các trái phiếu thành một danh mục độc lập và tiến hành các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho chúng. 

Một ví dụ về phòng ngừa vi mô đối với tài sản nợ, đó là trường hợp khi lãi suất huy động vốn dự tính tăng trong tương lai, thì để chi phí huy động vốn trong tương lai không tăng, nhà quản trị ngân hàng tiến hành các giao dịch bằng cách bán các kì phiếu ngân hàng thông qua các hợp đồng tương lai.

Đối với phòng ngừa vi mô, thì nhà quản trị ngân hàng luôn phải tìm kiếm các hợp đồng tương lai hay hợp đồng kì hạn sao cho tài sản (giá trị) của hợp đồng càng sát với giá trị mà ngân hàng cần phòng ngừa rủi ro.

Ví dụ giá trị mỗi hợp đồng tương lai qui định là 62.500 bảng Anh, mà giá trị cần được phòng ngừa rủi ro là 150.000 bảng Anh, thì rõ ràng nhà quản trị chỉ lựa chọn thực hiện hai hợp đồng là đủ. Số còn lại 25.000 bảng Anh (150.000 - 65.000 x 2) không được phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Những trường hợp mà 100% tài sản được phòng ngừa rủi ro lãi suất như trường hợp trái phiếu 10 năm là rất hiếm khi xảy ra, mà thường tồn tại một độ lệch nhất định giữa giá trị tài sản có nhu cầu được phòng ngừa rủi ro và giá trị qui định cho các hợp đồng tương lai, cho nên thông thường luôn tồn tại một bộ phận tài sản không được phòng ngừa rủi ro.

Rủi ro đối với các tài sản không được phòng ngừa này thuộc một trong những loại rủi ro cơ bản (basic risk). Đối với rủi ro cơ bản chúng ta cần thấy rằng nó phát sinh chủ yếu là do sự biến động giá trị thị trường và giá trong hợp đồng tương lai của tài sản không có mối tương quan chặt chẽ với nhau (imperfectly correlated). (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.