|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phong cách lãnh đạo hợp tác (Participative Leadership Style) là gì?

15:11 | 25/12/2019
Chia sẻ
Phong cách lãnh đạo hợp tác (tiếng Anh: Participative Leadership Style) là phong cách lãnh đạo yêu cầu nhân viên tham gia hoặc đóng góp ý kiến vào hầu hết hoặc tất cả quyết định của công ty.
Phong cách lãnh đạo hợp tác (Participative Leadership Style) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Phong cách lãnh đạo hợp tác

Khái niệm

Phong cách lãnh đạo hợp tác trong tiếng Anh là Participative Leadership Style.

Phong cách lãnh đạo hợp tácphong cách lãnh đạo yêu cầu nhân viên tham gia hoặc đóng góp ý kiến vào hầu hết hoặc tất cả quyết định của công ty. Nhân viên được cung cấp thông tin thích hợp liên quan đến các vấn đề của công ty; và phương án có số phiếu bầu đa số sẽ được chọn làm hành động mà công ty sẽ thực hiện tiếp theo.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo hợp tác

Cải thiện tinh thần nhân viên

Nhân viên có quyền góp ý về hoạt động của công ty sẽ cảm thấy có sự gắn bó cá nhân về thành công của công ty. Tinh thần nhân viên được duy trì ở mức cao vì họ coi trọng cơ hội được tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty. Nhân viên cũng chủ động hơn trong việc cải thiện điều kiện làm việc do họ biết rằng họ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách chi phối nơi làm việc.

Khuyến khích các giải pháp sáng tạo

Khi khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến về các vấn đề của công ty, công ty sẽ nhận được nhiều giải pháp để lựa chọn. Lãnh đạo hợp tác trao quyền cho nhân viên sáng tạo để phát triển các qui trình làm việc hiệu quả hơn, và làm cho công ty tiến bộ hơn.

Tạo động lực để nhân viên ở lại công ty

Một phong cách lãnh đạo hợp tác không chỉ cho nhân viên cơ hội kiếm được thu nhập tốt mà còn cho họ cơ hội chủ động để quyết định đến thành công của công ty trong tương lai.  Điều đó tạo động lực cho nhân viên ở lại công ty, vì họ muốn nhìn thấy sự thành công của những kế hoạch mà mình đề ra; giúp công ty giảm chi phí tìm và đào tạo nhân viên mới, và giữ lại những nhân viên tài năng.

Giảm cạnh tranh, tăng hợp tác

Trong môi trường văn phòng người lao động thường có tính cạnh tranh, đặc biệt đối với những người có thành tích cao. Dù điều này có thể giúp tăng năng suất, nhưng cạnh tranh quá mức có thể gây ra các hành động tiêu cực, như nói xấu hoặc cản trở nhau, và các hành vi gây rối khác.

Tuy nhiên, khi nhân viên được tham gia vào quá trình ra quyết định, môi trường làm việc thường sẽ chuyển sang mang tính cộng tác. Thay vì xem các đồng nghiệp l à đối thủ cạnh tranh, mọi người sẽ coi đồng nghiệp là cộng sự, cùng hơp tác hướng tới các mục tiêu chung có lợi cho tất cả mọi người.

Các mức độ hợp tác

Ngoài phong cách quản lí chuyên quyền (người quản lí đưa ra tất cả các quyết định và cho cấp dưới biết họ phải làm gì) và phong cách ủy quyền (nhân viên đưa ra tất cả các quyết định), còn có những phong cách khác cho phép nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định với những mức độ hợp tác khác nhau.

Phong cách tư vấn: người quản lí hỏi ý kiến nhân viên trước khi đưa ra quyết định. Người quản lí có thể xem xét phản hồi từ nhân viên, nhưng vẫn có thể đưa ra quyết định mà không bao gồm những gì nhân viên yêu cầu.

Phong cách ra quyết định chung: Ngoài việc hỏi ý tưởng và ý kiến của nhân viên, quản lí và cấp dưới đưa ra quyết định cùng nhau.

(Theo smallbusiness.chron.com)

Giang