|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership Theory) là gì?

11:22 | 24/12/2019
Chia sẻ
Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi (tiếng Anh: Transformational Leadership Theory) là một phương pháp lãnh đạo gây ra sự thay đổi trong các cá nhân và hệ thống xã hội; với mục tiêu cuối cùng là giúp cấp dưới phát triển trở thành các nhà lãnh đạo.
Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership Theory) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi

Khái niệm

Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi trong tiếng Anh là Transformational Leadership Theory.

Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi là một phương pháp lãnh đạo gây ra sự thay đổi trong các cá nhân và hệ thống xã hội. Ở dạng lí tưởng, phương pháp này tạo ra sự thay đổi có giá trị và tích cực trong những cấp dưới, với mục tiêu cuối cùng là giúp cấp dưới phát triển trở thành các nhà lãnh đạo. 

Khi được áp dụng đúng đắn, lãnh đạo chuyển đổi giúp tăng cường động lực, tinh thần và hiệu suất của những cấp dưới thông qua một loạt các cơ chế, bao gồm gắn kết ý thức và bản thân cấp dưới với nhiệm vụ và bản sắc tập thể của tổ chức, truyền đạt cảm hứng, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của cấp dưới, để sắp xếp nhiệm vụ phù hợp cho họ,...

(Theo langston.edu)

Lãnh đạo chuyển đổi có thể xuất hiện ở mọi cấp của tổ chức: các nhóm, phòng ban, bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức. Những nhà lãnh đạo như vậy là những người có tầm nhìn, truyền cảm hứng, táo bạo, thích mạo hiểm và suy nghĩ chín chắn. Họ có một sức hấp dẫn lôi cuốn. 

4 yếu tố chính của lãnh đạo chuyển đổi

Để mang lại những thay đổi lớn, các nhà lãnh đạo chuyển đổi phải thể hiện 4 yếu tố sau:

Động lực truyền cảm hứng: Nền tảng của lãnh đạo chuyển đổi là thúc đẩy tầm nhìn, sứ mệnh nhất quán và tập hợp các giá trị cho các thành viên. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi hướng dẫn cấp dưới bằng cách cung cấp cho họ ý nghĩa và thách thức. Họ làm việc nhiệt tình và lạc quan để thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm và trách nhiệm.

Kích thích trí tuệ: Nhà lãnh đạo khuyến khích cấp dưới sáng tạo và đổi mới. Họ khuyến khích những ý tưởng mới từ cấp dưới và không bao giờ chỉ trích công khai về những sai lầm mà cấp dưới mắc phải. Các nhà lãnh đạo tập trung vào bản chất vấn đề nhưng không coi trọng việc trách cứ người mắc lỗi. Họ không ngần ngại loại bỏ một thông lệ cũ do chính mình đặt ra nếu nó không hiệu quả.

Ảnh hưởng lí tưởng hóa: Nhà lãnh đạo đóng vai trò là hình mẫu mà những cấp dưới muốn noi theo. Những nhà lãnh đạo như vậy luôn giành được sự tin tưởng và tôn trọng của cấp dưới thông qua hành động của họ. Nhà lãnh đạo thường đặt nhu cầu của cấp dưới lên trên nhu cầu bản thân, hi sinh lợi ích cá nhân vì cấp dưới, và thể hiện các tiêu chuẩn đạo đức cao. 

Cân nhắc cá nhân: Các nhà lãnh đạo đóng vai trò là người cố vấn cho cấp dưới và thưởng cho họ vì những sáng tạo và đổi mới. Những cấp dưới được đối xử khác nhau tùy theo tài năng và kiến thức. Họ được trao quyền để ra quyết định và luôn được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để thực hiện các quyết định đó.

Ví dụ nổi tiếng về các nhà lãnh đạo chuyển đổi là Mahatma Gandhi và Obama.

Các chỉ trích về lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi

- Lãnh đạo chuyển đổi lôi kéo hay khống chế ấn tượng của người khác về mình và do đó người lãnh đạo cố ý thể hiện bản thân mình tốt đẹp

- Lí thuyết lãnh đạo chuyển đổi rất khó để đào tạo hoặc giảng dạy vì nó là sự kết hợp của nhiều lí thuyết lãnh đạo.

- Những cấp dưới có thể bị các nhà lãnh đạo thao túng và có nhiều khả năng họ sẽ mất nhiều hơn những gì đạt được.

(Theo managementstudyguide.com)

Giang

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.