|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhà thông minh (Smart Home) là gì? Cách hoạt động, ưu điểm và nhược điểm

19:04 | 04/05/2020
Chia sẻ
Nhà thông minh (tiếng Anh: Smart Home) là nhà được thiết kế tiện nghi, ở đó các trang thiết bị có thể được điều khiển tự động từ xa từ bất cứ đâu bằng điện thoại di động hoặc thiết bị kết nối với mạng internet.
Nhà thông minh (Smart Home) là gì? Cách hoạt động, ưu điểm và nhược điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Acis)

Nhà thông minh

Khái niệm

Nhà thông minh trong tiếng Anh là Smart Home.

Nhà thông minh là nhà được thiết kế tiện nghi, ở đó các trang thiết bị có thể được điều khiển tự động từ xa từ bất cứ đâu bằng điện thoại di động hoặc thiết bị kết nối với mạng internet.

Các thiết bị trong nhà thông minh được kết nối với nhau thông qua internet, cho phép người dùng kiểm soát các chức năng như bảo mật, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ rạp hát tại nhà.

Cách hoạt động của Nhà thông minh

Các thiết bị tại nhà thông minh được kết nối với nhau và có thể được truy cập thông qua một điểm trung tâm, như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc bảng điều khiển trò chơi.

Khóa cửa, tivi, máy điều nhiệt, màn hình gia đình, máy ảnh, đèn và thậm chí các thiết bị như tủ lạnh có thể được điều khiển thông qua một hệ thống tự động hóa gia đình.

Hệ thống được cài đặt trên thiết bị di động hoặc thiết bị được kết nối mạng khác và người dùng có thể tạo lịch trình thời gian để những thay đổi điều chỉnh theo.

Thiết bị gia dụng trong nhà thông minh đi kèm với các tính năng tự học, nhờ đó chúng có thể hiểu lịch trình của chủ nhà và điều chỉnh khi cần thiết.

Nhà thông minh được cho phép ánh sáng tự điều chỉnh, giúp chủ nhà giảm sử dụng điện và hưởng lợi từ việc tiết kiệm chi phí liên quan đến năng lượng.

Một số hệ thống tự động hóa gia đình sẽ cảnh báo chủ nhà nếu có bất kì chuyển động nào được phát hiện trong nhà khi họ đi vắng, trong khi những thiết bị khác có thể gọi cảnh sát hoặc bộ phận phòng cháy chữa cháy trong trường hợp sắp xảy ra.

Một khi được kết nối, các dịch vụ như chuông cửa thông minh, hệ thống bảo mật thông minh và thiết bị thông minh đều là một phần của công nghệ internet vạn vật (Internet of things), một mạng lưới các đối tượng có thể hợp lại với nhau và chia sẻ thông tin điện tử.

Nhà thông minh có thể có hệ thống không dây hoặc hệ thống có dây hoặc sử dụng cả hai loại hệ thống.

Hệ thống không dây dễ cài đặt hơn. Đưa vào một hệ thống tự động hóa không dây với các tính năng như ánh sáng thông minh, kiểm soát khí hậu và an ninh có giá vài nghìn USD. Một mức giá không quá cao để có được.

Mặt khác, các hệ thống có dây được coi là đáng tin cậy hơn và thường khó bị xâm nhập hơn. Một hệ thống có dây có thể làm tăng giá trị bán lại của ngôi nhà. Nhưng có một nhược điểm là nó khá đắt tiền. Cài đặt một hệ thống thông minh sang trọng và cứng cáp có thể tiêu tốn của chủ nhà hàng chục nghìn USD.

Ưu điểm và nhược điểm của Nhà thông minh

Ưu điểm

Lắp đặt hệ thống công nghệ nhà thông minh mang đến cho gia chủ sự tiện lợi.

Thay vì điều khiển các thiết bị, bộ điều nhiệt, ánh sáng và các tính năng khác bằng các thiết bị khác nhau, chủ nhà có thể điều khiển tất cả chúng bằng một thiết bị, thường là điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Vì chúng được kết nối với thiết bị di động, người dùng có thể nhận thông báo và cập nhật về các sự cố trong nhà của họ.

Chẳng hạn, chuông cửa thông minh cho phép chủ nhà nhìn thấy và giao tiếp với những người đến cửa ngay cả khi họ không ở nhà. Người dùng cũng có thể thiết lập và kiểm soát nhiệt độ bên trong, ánh sáng và các thiết bị dân dụng.

Đối với chi phí thiết lập hệ thống nhà thông minh, chủ nhà có thể được hưởng lợi nhiều từ việc tiết kiệm chi phí. Các thiết bị dân dụng và đồ điện tử có thể được sử dụng hiệu quả hơn, giảm chi phí năng lượng.

Nhược điểm

Trong khi nhà thông minh có nhiều sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn có những thách thức bên cạnh.

Rủi ro bảo mật và lỗi (bugs) tác động đến các nhà sản xuất và người sử dụng công nghệ. Chẳng hạn, tin tặc có thể truy cập vào các thiết bị hỗ trợ internet của một nhà thông minh.

Vào tháng 10 năm 2016, một mạng botnet có tên Mirai đã xâm nhập vào các thiết bị kết nối của DVR, máy ảnh và bộ định tuyến, đánh sập một loạt các trang web lớn thông qua một cuộc tấn công từ chối dịch vụ, còn được gọi là tấn công DdoS.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công này là bảo vệ các thiết bị gia dụngvà thiết bị thông minh bằng mật khẩu mạnh, sử dụng mã hóa, và chỉ kết nối các thiết bị với mạng đáng tin cậy.

Như đã lưu ý ở trên, chi phí cài đặt công nghệ nhà thông minh trải dài từ vài nghìn USD cho một hệ thống không dây đến hàng chục nghìn USD cho một hệ thống có dây. Đó là một cái giá rất đắt phải trả, và cái giá của việc học để làm quen với hệ thống nhà thông minh.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng