|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhà nước phúc lợi (Welfare State) là gì? Vai trò và phân loại

14:33 | 04/12/2019
Chia sẻ
Nhà nước phúc lợi (tiếng Anh: Welfare State) là nhà nước hướng tới thiết lập và củng cố các tiêu chuẩn quốc gia về các quyền lợi xã hội.
flat,800x800,070,f

Hình minh hoạ (Nguồn: redbubble)

Nhà nước phúc lợi 

Khái niệm

Nhà nước phúc lợi trong tiếng Anh được gọi là Welfare State.

Nhà nước phúc lợi là nhà nước hướng tới thiết lập và củng cố các tiêu chuẩn quốc gia về các quyền lợi xã hội. 

Các quyền lợi đó được thực hiện thông qua hàng loạt chương trình khác nhau, nhưng chủ yếu thông qua an sinh xã hội. 

Vai trò

Nhà nước phúc lợi thực hiện các vai trò quan trọng như: 

- Duy trì sự hỗ trợ chống nghèo đói; 

- Hướng tới mục tiêu công bằng thông qua việc thu hẹp sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm người trong xã hội; 

- Duy trì an sinh xã hội chống lại rủi ro do tai nạn, ốm đau, mất sức lao động sớm, thất nghiệp, tuổi già, nhu cầu chăm sóc khi bị tổn thất; nâng cao sự phồn thịnh và chăm lo cho việc phân phối công bằng. 

- Nhà nước phúc lợi đòi hỏi phải có sự can thiệp sâu của nhà nước vào các chức năng xã hội. 

Do những đặc tính hấp dẫn của nó, hàng loạt quốc gia châu Âu đã thực hiện mô hình nhà nước phúc lợi như Ireland (1944), Anh (1945), Na Uy (1946), Thụy Điển (1947), Phần Lan và Áo (1948).

Phân loại

Mô hình nhà nước phúc lợi châu Âu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. 

- Esping Andersen (2008) đã phân chia nhà nước phúc lợi châu Âu thành ba loại: 

+ Mô hình Anglo- Saxon (nhà nước phúc lợi tự do) với các quốc gia tiêu biểu là Anh, Ireland; 

+ Mô hình châu Âu lục địa (nhà nước phúc lợi bảo thủ), tiêu biểu là Pháp, Đức, Italia; 

+ Mô hình Scandinavian (nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội) gồm Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch. 

Sự phân chia này dựa trên tiêu chí về mối quan hệ và nhân tố chi phối giữa ba thành tố cơ bản trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội là nhà nước, thị trường lao động và dân cư (cá nhân/gia đình). 

- Andre Sapir (2006) đưa ra một quan niệm khác, rằng có bốn mô hình nhà nước phúc lợi là:

+ Mô hình Bắc Âu (gồm bốn nước bán đảo Scandinavian và Hà Lan)

+ Mô hình Anglo-Saxon (Anh, Ireland)

+ Mô hình châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Áo...) 

+ Mô hình Địa Trung Hải (Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha...). 

Sự phân chia kiểu này căn cứ chủ yếu vào khu vực địa và nét tương đồng văn hóa ảnh hưởng tới việc thiết lập hệ thống và chính sách an sinh xã hội. 

- Một số nghiên cứu khác lại cho rằng chỉ có hai mô hình nhà nước phúc lợi là: 

+ Mô hình dựa trên chế độ bảo hiểm (theo nguyên tắc đóng - hưởng) 

+ Mô hình phúc lợi phổ cập (dựa trên nguồn tài chính quốc gia từ thu thuế - tax financed). 

Tuy nhiên, dù phân loại nhà nước phúc lợi theo tiêu chí nào thì các mô hình nhà nước phúc lợi châu Âu cũng được xây dựng dựa trên hai trường phái thuyết của Bismarck và Beveridge.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 60‐67)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệu Nhi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.